Sức khỏe

Những lưu ý khi mẹ dùng nước ép trái cây cho bé

Nước ép trái cây cho bé tuy cũng bổ sung vitamin và khoáng chất, nhưng không thể tốt bằng trái cây nguyên quả. Lý do là vì trái cây nguyên quả còn có thêm nhiều chất xơ và dinh dưỡng hơn nhiều.

Có gì trong nước ép trái cây và nước giải khát trái cây đóng hộp?

  • Nước ép trái cây đóng hộp: Trái cây có hàm lượng nước khoảng 90% (khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại trái cây), do đó, thành phần chính của nước ép trái cây cũng chính là nước (các loại cô đặc đã bị rút bớt nước trong quá trình chế biến).

Nước ép trái cây cho bé giàu đường đơn như sucrose, fructose, glucose và sorbitol nhưng lại thiếu carbohydrate phức hợp. Chúng chỉ chứa một ít protein, vitamin và khoáng chất, không chứa chất béo hoặc chất xơ (trừ khi phần thịt quả không bị bỏ đi). Một số loại nước ép vốn giàu vitamin C sẵn, trong khi một số loại khác được tăng cường thêm vitamin C hoặc canxi.

  • Nước giải khát trái cây đóng hộp: Nước giải khát đóng hộp không thể bổ dưỡng bằng nước ép trái cây nguyên chất 100%. Hầu hết các loại nước này chỉ chứa 10% hoặc ít hơn nước ép trái cây nguyên chất, còn lại là chất tạo ngọt, hương liệu và đôi khi được bổ sung thêm vitamin C hay canxi.

Tóm lại, nước giải khát trái cây cung cấp rất ít (hoặc không) chất dinh dưỡng cho bé. Những loại soda vị cam, nho hoặc trái cây khác hoàn toàn không chứa nước trái cây.

Nhung luu y khi me cho be dung nuoc ep trai cay cho be hinh anh

Bé uống nước ép trái cây quá nhiều sẽ lười ăn trái cây nguyên quả

So sánh nước ép trái cây đóng hộp và trái cây nguyên quả

Thực tế, ăn trái cây nguyên quả (nghiền hoặc xay nhuyễn cho bé) sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn so với nước ép do chúng bao gồm cả vỏ và thịt quả – những thứ vốn rất giàu chất xơ cũng như những chất dinh dưỡng khác.

Vỏ của những loại trái cây như táo, lê, mận, mận khô, nho, nho khô, mâm xôi, mơ, sung, việt quất và dâu tây đều ăn được và chúng chứa nhiều carotenoid cũng như flavonoid – những chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.

Uống nước ép nhanh hơn nhiều so với việc ăn từng miếng trái cây, do đó bé dễ mắc phải nguy cơ uống quá mức, dẫn đến nhiều vấn đề không tốt về sức khỏe.

Với cùng một loại trái cây, khi ăn nguyên quả, chất xơ chứa trong quả sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu các loại đường, giúp nồng độ đường trong máu tăng lên dần dần chứ không nhanh đột ngột như uống nước ép (đã lọc bỏ phần thịt quả).

Bên cạnh đó, nước ép trái cây cho bé chưa tiệt trùng có thể chứa các vi sinh vật có hại như E-coli, Samonella và Cryptosporidium. Những vi sinh vật này có thể gây bệnh và đặc biệt nguy hiểm với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người già.

Xem thêm:
Dùng nước ép trái cây quá nhiều có hại gì
Nước ép trái cây cho trẻ – Câu hỏi thường gặp




  1. Rowena Bennett, Fruit Juice. Đọc thêm tại: <http://www.babycareadvice.com/babycare/general_help/article.php?id=88>. [Ngày 27 tháng 5 năm 2015
  2. Baby food: Juices and shakes. Đọc thêm tại: < http://www.babycenter.in/a1015430/baby-food-juices-and-shakes>. [Tháng 4 năm 2012]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com