Mong con

Bạn biết gì về hội chứng tiền kinh nguyệt ở nữ giới?

Hội chứng tiền kinh nguyệt hay PMS (Premenstrual Syndrome) là tập hợp của một số thay đổi trên cơ thể người phụ nữ xảy ra vào 1-2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt như đau đầu, thay đổi tâm trạng, cảm xúc lên xuống thất thường. Liệu tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản không?

Trên thế giới có khoảng 85% phụ nữ mắc phải hội chứng này, nhưng với nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau. Ở một số người, các triệu chứng này có thể nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ; đây còn được gọi là chứng loạn tâm tiền kinh nguyệt (Premenstrual Dysphoric Disorder – PMDD).

Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Thèm ăn

Có rất nhiều phụ nữ đột nhiên lên cơn thèm ăn trước khi hành kinh, mà thường là đồ ngọt như chocolate hoặc mặn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được lý giải thấu đáo. Tuy nhiên, một số khác lại cảm thấy chán ăn hoặc khó chịu bụng dạ như đầy hơi hoặc táo bón.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-1

Có rất nhiều phụ nữ đột nhiên lên cơn thèm ăn trước chu kỳ kinh nguyệt.

Nổi mụn

Mụn là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt ở tất cả các phụ nữ ở mọi lứa tuổi chứ không riêng gì các bạn gái tuổi teen. Nguyên nhân là do các hormone thay đổi và khiến cho các tuyến sinh học tiết ra nhiều bã nhờn hơn.

Các chất dầu này sẽ làm tắc các lỗ chân lông từ đó làm da nổi mụn như một dấu hiệu nhắc nhở rằng chu kỳ kinh nguyệt của bạn sắp ghé thăm rồi đấy.

Tham khảo ngay các cách trị mụn hữu hiệu nào!

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-2

Mụn là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt ở mọi phụ nữ.

Đau nhức cơ thể

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây ra nhiều cơn đau nhức tại nhiều khu vực trên cơ thể như: lưng, đầu, ngực, khớp.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-3

Đau lưng là một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt phổ biến.

Thay đổi tâm trạng

Đối với nhiều phụ nữ, điều kinh khủng nhất của PMS chính là việc tâm trạng thay đổi một cách rất thất thường và không thể đoán biết được.

Càng đến gần ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, họ càng cảm thấy khó chịu, cáu bẳn, dễ tức giận, bật khóc, lo âu và trầm cảm. Một số người còn gặp rắc rối trong việc ghi nhớ và tập trung vào khoảng thời gian này.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-4

Điều kinh khủng nhất của PMS chính là việc tâm trạng thay đổi một cách rất thất thường và không thể đoán biết được.

Những ai có nguy cơ mắc phải PMS?

Bất cứ ai là phụ nữ cũng đều có thể mắc phải hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, một vài đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn: phụ nữ từ sau 20 – giữa những năm 40 tuổi (PMS dường như càng trầm trọng hơn vào những năm sau 40); các bạn gái tuổi teen (càng lớn tuổi thì các triệu chứng PMS càng nặng hơn); những phụ nữ đã từng mang thai và những người đã từng mắc phải hội chứng trầm cảm hoặc rối loạn khí sắc sau sinh.

PMS có thể khiến cho các triệu chứng của một số bệnh lý mạn tính trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn: hen suyễn, dị ứng, trầm cảm, lo âu, các bệnh lý co giật và chứng đau nửa đầu. Vì thế hãy theo dõi thật kỹ tình trạng sức khỏe của mình và thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn cảm thấy các triệu chứng trên có xu hướng tăng lên trước khi xảy ra chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt?

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra một giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do sự tụt giảm của hai loại hormone estrogen và progesterone vào khoảng một tuần lễ trước chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ.

Việc thay đổi các hóa chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ hoặc thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng có thể dẫn đến PMS.

Ngoài ra, ăn quá nhiều muối, hay hấp thu quá nhiều đồ uống có cồn hoặc caffeine cũng có thể khiến các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên tệ hơn.

Làm sao để phân biệt PMS với các rối loạn khác?

PMS có thể rất giống với triệu chứng của một số rối loạn như: tiền mãn kinh, trầm cảm và lo âu, hội chứng suy nhược mạn tính, các bệnh tuyến giáp trạng, bệnh đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích).

Do đó yếu tố quan trọng nhất để phân biệt PMS với các bệnh này là các triệu chứng tiền kinh nguyệt chỉ xảy ra hàng tháng trong một khoảng thời gian nhất định rồi sau đó biến mất.

Làm sao để biết mình có mắc phải hội chứng tiền kinh nguyệt hay không?

Hãy thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể và sức khỏe của mình. Bạn có thể bị mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nếu:

  • Các triệu chứng thèm ăn, nổi mụn, đau nhức cơ thể và thay đổi tâm trạng xuất hiện vào khoảng 5 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sau khi bắt đầu ngày hành kinh đầu tiên, các triệu chứng trên biến mất vào 4 ngày tiếp theo.
  • Các triệu chứng này lặp đi lặp lại trong ít nhất 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp.

Loạn tâm tiền kinh nguyệt (PMDD)

Loạn tâm tiền kinh nguyệt cũng tương tự như PMS nhưng các triệu chứng trầm trọng và dữ dội hơn rất nhiều. Những phụ nữ bị loạn tâm tiền kinh nguyệt có thể trải qua các cơn hoảng loạn, bật khóc nức nở, có những suy nghĩ tự tử, mất ngủ hoặc một số vấn đề khác; khiến cho cuộc sống thường ngày của họ bị ảnh hưởng và xáo trộn.

Tuy nhiên có một điều đáng mừng là các biện pháp giúp giải tỏa PMS cũng có tác dụng đối với hội chứng loạn tâm tiền kinh nguyệt.

Các phương pháp giúp giải tỏa PMS

Tập thể dục

Rèn luyện cơ thể sẽ giúp tinh thần của bạn trở nên hưng phấn và chống lại các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần phải tập thể dục thể thao một cách thường xuyên chứ không phải chỉ khi bị PMS thì mới bắt đầu tập.

Hãy cố gắng dành ra 30 phút mỗi ngày cho hoạt động này; hoặc chỉ tập một vài ngày nhưng với các bài tập có cường độ mạnh cũng được.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-5

Rèn luyện cơ thể sẽ giúp tinh thần của bạn trở nên hưng phấn và chống lại các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược.

Hấp thu nhiều vitamin nhóm B

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B sẽ giúp bạn đối phó với PMS tốt hơn. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi hơn 2000 phụ nữ trong vòng 10 năm và nhận thấy rằng những người ăn nhiều thức ăn có hàm lượng sinh tố B (thiamin) như thịt heo hay quả hạch Brazil, và vitamin B2 (trứng và các sản phẩm làm từ sữa) ít có nguy cơ mắc phải PMS hơn những người khác.

Tuy nhiên, bổ sung vitamin nhóm B bằng các viên uống hoặc thực phẩm chức năng lại không đem đến tác dụng tương tự.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-6

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B sẽ giúp bạn đối phó với PMS tốt hơn.

Ăn nhiều carbohydrate phức hợp

Các thực phẩm thuộc nhóm carbohydrate phức hợp như bánh mỳ và ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều chất xơ. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng được lượng đường trong máu, từ đó khiến tâm trạng cảm thấy thoải mái, dễ chịu và đỡ bị ảnh hưởng bởi các cơn thèm ăn hơn.

Các thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt còn chứa các vitamin nhóm B như thiamine và vitamin B2 có tác dụng ngăn ngừa PMS cực kỳ hiệu quả.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-7

Các thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt có chứa các vitamin nhóm B như thiamine và vitamin B2 giúp ngăn ngừa PMS cực kỳ hiệu quả

Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các chất sau: muối (khiến cơ thể bị sưng phù), caffeine (khiến tâm trạng dễ cáu kỉnh), đường (chất này sẽ khiến các cơn thèm ăn của bạn trở nên dữ dội hơn), và đồ uống có cồn (ảnh hưởng đến tâm trạng).

Giải tỏa căng thẳng

PMS có thể khiến tâm trạng trở nên rất căng thẳng, lo âu và khó chịu. Chính vì thế bạn cần tìm cho mình một vài biện pháp giải tỏa stress hiệu quả, chẳng hạn như tập yoga, thiền định, massage, viết nhật ký hay chỉ đơn giản là đi chơi với bạn bè.

Tuy mỗi người sẽ phù hợp với một phương pháp khác nhau nhưng hãy luôn nhớ rằng bạn cần phải ngủ đủ giấc nữa thì chúng mới phát huy hiệu quả được.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-8

Yoga là một trong những biện pháp giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả.

Điều trị dược lý

Một số loại thuốc không cần kê toa hoặc có sự giám sát của bác sĩ có thể làm dịu bớt các triệu chứng PMS như đau tức ngực, nhức đầu, đau lưng hay chuột rút bao gồm: aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, Midol Cramp), naproxen (Aleve).

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giúp điều tiết hormone trong cơ thể như thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc chứa GnRH agonists lupron hay steroids tổng hợp như Danazol chẳng hạn. Tuy nhiên bạn có thể sẽ phải thử rất nhiều loại thuốc thì mới tìm được cho mình một loại phù hợp.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-9

Nếu cảm thấy quá căng thẳng và mệt mỏi với PMS, bạn có thể tìm đến một số loại thuốc an thần

Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm cũng có giúp bạn điều chỉnh tâm trạng hoặc giảm bớt các triệu chứng loạn tâm tiền kinh nguyệt. Loại phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm 3 vòng SSRI. Tuy nhiên, để điều trị hội chứng loạn tâm tiền kinh nguyệt, người ta thường sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm khác.

Một vài loại thuốc chống trầm cảm cần được uống từ 10 – 14 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong cả chu kỳ. Các loại thuốc có thể được kê toa để điều trị PMS bao gồm: Fluoxetine (Prozac, Sarafem), Paroxetine HCI (Paxil CR), Sertraline (Zoloft), Nefazodone (Serzone), Clomipramine (Anafranil).

Bên cạnh đó, còn có một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt như thuốc chống lo âu (Xanax, Buspar) và các loại thuốc lợi tiểu như HCTZ và Aldactone.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh một số viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất sau đây có thể làm giảm các triệu chứng PMS: acid folic (400 mcg), magie (400 mg), vitamin E (400 IU), canxin (1000 – 1300 mg), vitamin B6 (50 – 100 mg).

Liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương cũng là một lựa chọn không tồi. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh độ hiệu lực của phương pháp này; nhưng có rất nhiều phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn khi ngửi tinh dầu chasteberry, thiên ma và hoa anh thảo trước chu kỳ kinh nguyệt.

ban-biet-gi-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-o-nu-gioi-hinh-anh-10

Một số phụ nữ thường sử dụng tinh dầu để giải tỏa căng thẳng.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng các loại tinh dầu này vì chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc mà bạn đang uống hoặc gây hại đối với những người đang mắc các bệnh lý mạn tính.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Slideshow: A Visual Guide to Premenstrual Syndrome (PMS). Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/women/pms/ss/slideshow-premenstrual-syndrome-pms>. [Ngày 23 tháng 12 năm 2015]
  2. Your Guide to Premenstrual Syndrome, or PMS. Đọc thêm tại: < http://www.webmd.com/women/guide/premenstrual-syndrome>. [Ngày 23 tháng 12 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com