Mang thai tháng thứ 7-8-9

Giấc mơ giúp mẹ bầu 7 tháng giải tỏa cảm xúc như thế nào?

Khi mang thai tháng thứ 7, những giấc mơ kỳ lạ thường khiến mẹ lo lắng, bất an. Nhưng giấc mơ của bà bầu chỉ là cách mà tiềm thức làm việc với những căng thẳng trong tâm trí của mẹ do nỗi lo âu về chuyện em bé sắp chào đời mà thôi. Chúng hoàn toàn bình thường, lành mạnh nên mẹ đừng lo lắng nhé!

Mang thai tháng thứ 7 – Giấc mơ lạ khiến nhiều mẹ lo lắng

Khi mang thai tháng thứ 7, nhiều mẹ gặp phải những giấc mơ kỳ lạ, liệu có chuyện gì không nhỉ?

Những giấc mơ này thường khiến các mẹ lo lắng, bất an, nhưng mẹ à, những giấc mơ – cũng như những điều tưởng tượng và ý nghĩ mơ mộng – từ những cảnh đáng sợ (ví dụ như việc có ai đó bỏ rơi con trên xe bus) cho đến những cảnh làm ấm lòng (như được nựng nịu đôi má bầu bĩnh của con, hay là dắt con đi dạo trong một công viên đầy nắng đẹp), cho đến những điều kỳ quái (như đẻ ra đứa bé người ngoài hành tinh hoặc một bầy chó con). Tất cả những giấc mơ hay huyễn tưởng này đều rất bình thường, lành mạnh và rất thường gặp khi mang thai.

Những giấc mơ – Sự giải tỏa cảm xúc

Mặc dù những giấc mơ này có thể khiến mẹ cảm thấy mình như bị mất trí nhưng thực ra chúng đang giúp mẹ giữ được sự tỉnh táo. Những giấc mơ này chỉ là cách mà tiềm thức của mẹ làm việc với những căng thẳng trong tâm trí do những nỗi lo âu về đứa con chưa chào đời gây ra, sự sợ hãi, niềm hi vọng, sự bất an và kèm với những thay đổi sắp xảy ra trong cuộc sống của mẹ.

Đây là cách giải tỏa cho 1001 những cảm xúc mâu thuẫn (từ những mâu thuẫn, lo lắng, cho đến những cảm xúc phấn khích và niềm vui quá mức) mẹ đang cảm nhận nhưng hầu như không thể diễn tả được bằng cách nào khác. Cho nên, đây cũng xem là cách trị liệu nhằm giúp mẹ mang thai tháng thứ 7 có thể ngủ được.

Giấc mơ giúp mẹ bầu 7 tháng giải tỏa cảm xúc

Giấc mơ giúp mẹ bầu 7 tháng giải tỏa cảm xúc

Yếu tố nội tiết cũng là nguyên nhân khiến cho mẹ gặp những giấc mơ nặng nề nhiều hơn bình thường. Thêm vào đó, chúng có thể khiến cho những giấc mơ của mẹ càng trở nên sống động hơn.

Việc giấc ngủ của mẹ không được sâu cũng đóng một phần trong vai trò nhớ lại những giấc mơ – và nhớ một cách rất rõ nét. Bởi vì mẹ bị thức giấc nhiều lần hơn so với trước đây (có thể là vì đi vệ sinh, đá văng mền hoặc có khi chỉ là vì trở mình, xoay người để nằm một tư thế thoải mái hơn) những điều này có thể làm cho mẹ dễ bị đánh thức vào giữa chu kỳ giấc mơ REM. Với một giấc mơ rất tươi mới còn in dấu trong đầu mỗi khi mẹ tỉnh giấc, mẹ sẽ có khả năng nhớ lại chi tiết của những giấc mơ một cách tuyệt vời và đôi khi rất đáng sợ.

Một số thông tin liên quan đến giấc ngủ

Chu kỳ của giấc ngủ bao gồm hai quá trình nối tiếp nhau là giấc ngủ REM và không phải REM. REM là chữ viết tắt cho “sự chuyển động mắt nhanh”. Trong suốt giấc ngủ REM, mắt sẽ chuyển động liên tục theo nhiều hướng khác nhau, và việc này hoàn toàn không xảy ra trong giấc ngủ không phải REM.

Đầu tiên là giấc ngủ không phải REM xuất hiện trước, sau đó đến ngủ REM diễn ra ngắn hơn, và chu kỳ cứ diễn ra tuần tự như vậy. Giấc mơ thường xuất hiện trong giấc ngủ REM.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 291-293
  2. What are REM and non-REM sleep? Đọc thêm tại:<http://www.webmd.com/sleep-disorders/guide/sleep-101>. [Ngày 22 tháng 08 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com