Nuôi con

Những dấu hiệu cảnh báo việc thanh thiếu niên tự sát

Hành vi tự sát xảy ra khi một người nào đó có ý định giết chết bản thân mình, hành động này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó có thanh thiếu niên. Việc thanh thiếu niên tự sát có thể xảy ra do trẻ bị trầm cảm hoặc mắc các rối loạn tâm thần khác.

Trẻ thường tự tử sau một sự kiện gây căng thẳng ở gia đình, trường học, hoặc căng thẳng với bạn bè. Điều quan trọng là cha mẹ cần biết các dấu hiệu cảnh báo khi trẻ muốn tự tử để có thể giúp đỡ con.

Hành vi tự sát là gì?

  • Hành vi tự sát xảy ra khi một người nào đó có ý định giết chết bản thân mình.
  • Nỗ lực tự sát của một người là việc cố gắng giết chết mình nhưng không thành công. Họ sống sót và có thể bị chấn thương nghiêm trọng như tổn thương não, gãy xương hoặc có các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  • Ý tưởng tự vẫn của một người là việc người đó nghĩ về việc kết thúc cuộc sống của mình.

Những thanh thiếu niên có nguy cơ tự sát cao

Bất kì trẻ nào cũng có nguy cơ tự sát, nhưng thống kê cho thấy những thanh thiếu niên có các vấn đề sau đây sẽ có nguy cơ tự sát cao hơn:

  • Bị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác hoặc một rối loạn lạm dụng chất nào đó (thường kết hợp với các rối loạn tâm thần khác).

Những dấu hiệu cảnh báo việc thanh thiếu niên tự sát

Nhiều thanh thiếu niên tự sát do bị trầm cảm

  • Cảm giác tuyệt vọng và không có giá trị.
  • Đã từng tự tử trước đó.
  • Có bệnh thể chất.
  • Cảm thấy cô đơn và tách rời bạn bè, các bạn đồng trang lứa và gia đình.
  • Gia đình có tiền sử tự tử, bệnh tâm thần.
  • Bạo lực gia đình, bao gồm lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục.
  • Cất giữ vũ khí trong nhà.
  • Biết một số người đã có hành vi tự tử, như một thành viên gia đình, bạn bè hoặc người nổi tiếng.
  • Trẻ là người đồng tính và phải đối mặt với vấn đề này trong một gia đình, trường học, cộng đồng không thông cảm.
  • Trẻ bị tống giam trong tù.
  • Trẻ có tiền sử hành xử bạo lực (như: nhanh giận, cực kỳ cáu kỉnh, bốc đồng, hành hạ động vật,..).

Những dấu hiệu, hành vi cảnh báo việc thanh thiếu niên tự sát

Thường thì thanh thiếu niên tự sát sau một sự kiện gây căng thẳng ở gia đình, trường học, hoặc căng thẳng với bạn bè. Điều quan trọng là cha mẹ cần biết các dấu hiệu cảnh báo khi trẻ muốn tự tử để có thể giúp đỡ con. Một thanh thiếu niên đang nghĩ về chuyện tự tử có thể có các hành vi sau:

  • Ý tưởng tự sát (suy nghĩ, viết, vẽ hoặc nói về tự sát, về cái chết, sự hấp hối hoặc thế giới bên kia).
  • Nghiện rượu hoặc ma túy.
  • Thiếu mục đích sống.
  • Khó tập trung hoặc suy nghĩ một cách rõ ràng.
  • Xa lánh gia đình, bạn bè, trường học và xã hội. Điểm số kém có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang rút lui khỏi trường học.
  • Mất hứng thú trong các hoạt động yêu thích.
  • Có các hành vi liều lĩnh, nguy hiểm, thiếu suy nghĩ, kỳ dị hoặc bạo lực.
  • Thay đổi trong việc ăn uống hoặc ngủ nghỉ (như không thể ngủ hoặc ngủ quá nhiều).
  • Tràn ngập các cảm giác: buồn, giận dữ, lo âu, xấu hổ, tuyệt vọng, cảm thấy tội lỗi.

Những dấu hiệu cảnh báo việc thanh thiếu niên tự sát hình ảnh 2

Thường xuyên buồn, lo âu, xấu hổ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang có ý định tự tử
  • Bỏ nhà ra đi.
  • Không quan tâm tới ngoại hình hay việc vệ sinh cá nhân.
  • Cho hoặc vứt bỏ tài sản, vật dụng.
  • Nói về việc tự tử, kể cả là nói đùa.
  • Tìm kiếm và cất giữ vũ khí, thuốc hoặc những cách thức khác phục vụ cho việc tự tử.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

<ol>
<li><strong>What to Do if You’re Worried About Suicide</strong>. Đọc thêm tại: &lt;<a href=”http://www.childmind.org/en/posts/articles/2013-11-12-what-do-when-worried-about-suicide”>http://www.childmind.org/en/posts/articles/2013-11-12-what-do-when-worried-about-suicide</a>&gt;. [Ngày 11 tháng 8 năm 2015].</li>
<li><strong>Suicide Prevention, Children Ages 10 to 19 Years</strong>. Đọc thêm tại: &lt;<a href=”http://www.health.ny.gov/prevention/injury_prevention/children/fact_sheets/10-19_years/suicide_prevention_10-19_years.htm”>http://www.health.ny.gov/prevention/injury_prevention/children/fact_sheets/10-19_years/suicide_prevention_10-19_years.htm</a>&gt;. [Ngày 25 tháng 8 năm 2015].</li>
<li>Donald E. Greydanus, MD, FAAP và Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. Bantam Books. Trang 353 – 359.</li>
</ol>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com