Nuôi con

Những “sự cố” thường gặp khi cho bé bú bình

Cho bé bú bình mẹ sẽ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, bé cũng dễ dàng nhận được lượng sữa đều đặn chứ không vất vả đánh vật với ti mẹ. Nhưng có 1 số vấn đề nảy sinh khi bé bú bình mà mẹ cần lưu ý sau đây:

Bé bị nấc trong khi bú bình

Phần lớn bé thỉnh thoảng đều bị nấc. Nếu trong khi bú sữa mà bé bị nấc, mẹ hãy thay đổi tư thế bú, cho bé ợ, hoặc giúp bé thư giãn, cho bé bú lại khi cơn nấc đã qua. Trường hợp cơn nấc không tự biến mất trong vòng 5-10 phút thì mẹ tiếp tục cho bé bú thêm 1 chút nữa. Nếu bé thường bị nấc, hãy cho bé bú khi bé đang thư giãn và trước khi bé quá đói. Làm như vậy sẽ giảm khả năng nấc cụt xảy ra trong lúc bé đang bú.

Mẹ cho bé tự bú bình

Một số bố mẹ đặt bình sữa trên gối hoặc các thiết bị hỗ trợ khác rồi cho bé tự bú bình thì bố mẹ sẽ đỡ vất vả. Tuy nhiên, ôm bé trong khi bé bú vẫn tốt hơn là để bé tự bú như vậy, vì bố mẹ có thể xử lý kịp thời nếu chẳng may có sự cố gì xảy ra. Đây còn là cơ hội để hai mẹ con gần gũi nhau hơn. Mẹ lưu ý khi cho bé bú bình trong tư thế nằm, mẹ nên lót khăn và lau sữa cho bé thường xuyên vì sữa thường chảy xuống tai sẽ làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.

Bé bú quá nhiều và phun ra

nhung-van-de-thuong-gap-khi-be-bu-binh-p1-hinh-anh

Khi bé ngậm bình để chơi đùa thoải mái hơn là đói, mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả để thỏa mãn nhu cầu đó.

Nhìn chung, mỗi ngày bé chỉ cần bú từ 700ml đến 950ml sữa là đủ. Bé nào bú nhiều hơn 950ml có lẽ chỉ vì thích ngậm bình để chơi đùa hơn là vì đói. Cho bé ngậm núm vú giả cũng có thể giúp bé thỏa mãn nhu cầu đó. Thay vì đưa bình cho bé ngậm mỗi khi bé nổi cáu, mẹ hãy nghĩ đến cách khác có thể làm bé thoải mái trước. Khi bú quá nhiều, bé có khuynh hướng bị nôn trớ để làm giảm áp lực khó chịu trong dạ dày.

Bé cáu bẳn hoặc ngủ thiếp đi

Bé quấy khóc ngay sau khi bắt đầu bú hoặc nhanh chóng ngủ thiếp đi có thể là do đầu ti của bình sữa bị tắc hay do lỗ quá nhỏ. Nếu lỗ quá nhỏ, bé sẽ phải cố dùng sức để mút, điều này khiến bé trở nên mệt mỏi và ngủ thiếp đi trước khi bú xong. Nhưng nếu các lỗ quá lớn, bé có thể bị nghẹn hoặc khó tiêu và về lâu dài, bé có thể cảm thấy không được mút đủ và sẽ mút tay nhiều hơn. Đầu ti quá nhỏ hay lỗ trên núm ti quá to đều có thể làm cho bé nuốt không khí nhiều hơn, gây đầy hơi.

 

nhung-su-co-khi-cho-tre-bu-binh-hinh-anh3

Nếu mút sữa không được là bé sẽ cáu bẳn lên đấy!

Đối với phần lớn các bé, tốc độ chuẩn là khi bé bú hết bình trong khoảng 20 phút. Để kiểm tra, mẹ đặt bình úp ngược xuống, sữa phun ra tia trong 1, 2 giây sau đó chảy nhỏ giọt là lỗ núm ty phù hợp với bé. Nếu sữa tiếp tục phun ra là do lỗ quá lớn. Nếu sữa chảy ra từng giọt chậm rãi ngay từ lúc bắt đầu thì là lỗ quá nhỏ. Lỗ trên núm ti có thể quá to so với các bé nhỏ nhưng khi bé lớn hơn thì kích cỡ lỗ ti đó lại vừa. ….

Mẹ bắt bé bú bình nhiều

Bé có thể gặp một số vấn đề khi bú bình như mất sự thèm ăn tự nhiên và không muốn bú. Vấn đề này thường xảy ra vì mẹ nghĩ phải cho bé bú nhiều hơn cần thiết. Bắt ép bé bú là việc không cần thiết và chẳng đưa lại kết quả tốt hơn, thậm chí làm cho bé muốn bú ít hơn lượng cơ thể thật sự cần. Về lâu dài, nếu mẹ vẫn thúc giục bé bú thì chỉ làm tiêu diệt sự thèm ăn của bé.

Ngoài ra, nó còn khiến bé mất đi cảm giác tích cực trong cuộc sống, trở nên cứng đầu, có thái độ e dè về bữa ăn và mọi người xung quanh. Điều này không có nghĩa là mẹ phải giấu tiệt bình sữa đi vào lần đầu tiên bé ngưng bú. Khi cho bé bú bình, quan trọng là mẹ có thể thấy lượng sữa trong bình còn lại bao nhiêu. Nhiều bé luôn muốn bú cùng 1 lượng sữa như nhau ở mỗi lần bú, nhưng có những bé lại muốn lượng sữa thay đổi. Mẹ không nên nghĩ là lúc nào cũng phải cho bé bú một lượng sữa nhất định

nhung-van-de-thuong-gap-khi-be-bu-binh-hinh-anh3

Mẹ bắt bé bú bình nhiều quá sẽ có thể khiến bé mất cảm giác thèm ăn tự nhiên và không muốn bú nữa đấy!

Bé thức giấc sau khi ngủ trong 1 vài phút

Có những bé chỉ bú một ít sữa rồi thiếp ngủ trong một vài phút, sau đó thức giấc và khóc. Khi bé thức giấc như thế thường là do bị bong bóng khí trong bụng hoặc đau bụng colic hơn là do đói. Thật ra, bé có thể ngủ khi chỉ mới bú một nửa số lượng sữa thông thường. Thi thoảng mẹ cho bé bú phần sữa còn thừa vào lần sau, nếu mẹ cảm thấy chắc chắn là bé muốn bú. Nhưng tốt hơn là trước tiên mẹ nên cho rằng bé không thật sự đói và cho bé ngủ lại (có hoặc không ngậm núm vú giả). Mẹ nên cố gắng giữ 2-3 giờ giữa mỗi cữ bú nhưng nếu bé thật sự đói thì hãy cho bé bú.

Bé chỉ bú xong một nửa lượng sữa

Hãy cho bé bú bình khi bé cảm thấy đói. Nếu mẹ phải cho bé bú suốt cả ngày thì cũng không sao. Vấn đề là nếu mẹ để bé ngừng bú khi bé muốn và đợi bé cảm thấy đói hơn, bé sẽ dần dần muốn bú hơn và bú được nhiều hơn. Sau đó bé sẽ có thể ngủ sâu hơn.

nhung-van-de-thuong-gap-khi-be-bu-binh-p2-hinh-anh

Chỉ nên cho bé bú bình khi bé cảm thấy đói

Mẹ có thể giúp bé học cách chờ đợi bằng cách cố gắng kéo giãn thời gian giữa các lần bú từ 2 giờ, hơn 2 giờ rồi sau đó kéo dài tới 3 giờ. Đừng bế bé ngay khi bé bắt đầu quấy khóc mà hãy chờ đợi một chút vì bé có thể ngủ trở lại. Nếu bé bắt đầu khóc dữ dội, mẹ sẽ phải cho bé bú sữa. Trường hợp bé lờ đờ và từ chối bú cũng có thể là dấu hiệu bé bị bệnh.

Bé bú bình trên giường

Không để bé ngủ thiếp đi khi bé bú bình trong giai đoạn bé mọc răng. Sữa công thức đọng lại trên răng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, gây ra sâu răng. Ngủ với sữa còn trong miệng cũng có thể dẫn tới bệnh nhiễm trùng tai.

Sau 6 tháng, nhiều bé muốn ngồi dậy, tự cầm bình sữa chứ không muốn bố mẹ cầm giúp nữa. Một số bố mẹ có thể đặt bé vào trong cũi để bé tự bú và tự đi ngủ. Dù đó có vẻ rất tiện để bé đi ngủ, nhưng có thể gây ra sâu răng, viêm tai và làm cho nhiều bé không thể nào đi ngủ nếu thiếu bình sữa. Nếu mẹ cố gắng lấy lại bình khi bé đến giờ đi ngủ lúc bé được 9 tháng, 15 tháng hay 21 tháng tuổi thì bé khóc dữ dội và không thể ngủ một lúc lâu. Vì thế nếu mẹ muốn ngăn ngừa thói xấu này, mẹ hãy ôm bé vào lòng và để cho bé tự cầm bình sữa bú.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.Trang 111.
  2. Spock, B, Needlman, R, 2012, Baby and Childcare, 9th edn, Bookwell, Finland
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com