Nuôi con

Khi con mất kiểm soát cảm xúc và hành vi

Việc trẻ mất kiểm soát cảm xúc và hành vi trong tuổi vị thành niên là một điều rất bình thường. Vì ở độ tuổi này, trẻ thường mong muốn sự tự do, độc lập hơn và cũng muốn thể hiện cá tính của mình nữa.

Ở độ tuổi 12-18, nhiều trẻ trở nên mất kiểm soát cảm xúc và hành vi khiến cha mẹ bất ngờ như không nghe lời cha mẹ, thích đi chơi với bạn bè hơn là ở nhà bên gia đình, thay đổi thói quen, trang phục… Mặc dù nhiều cặp cha mẹ cảm thấy rất “sốc” nhưng cha mẹ nên biết rằng những điều này là hoàn toàn bình thường.

Khi con mất kiểm soát cảm xúc và hành vi

Trẻ ở độ tuổi 12 -18 bị mất kiểm soát cảm xúc và hành vi là chuyện bình thường

Tuy nhiên, vấn đề trở nên nghiêm trọng khi việc mất kiểm soát cảm xúc và hành vi lặp đi lặp lại với mức độ ngày càng cao và nguy hiểm, như đánh nhau, uống rượu, quan hệ tình dục, hành vi tự hoại, ăn cắp đồ… và nhiều hành động phạm pháp khác. Trẻ cũng có thể có các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn ăn uống, lo âu… Mẹ nên đặc biệt quan tâm đến vấn đề này nhé, vì những hành vi tiêu cực lặp lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn đấy. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu đâu là hành vi bình thường và đâu là hành vi có vấn đề để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Hành vi bình thường Hành vi có vấn đề
Thay đổi ngoại hình: Việc theo kịp xu hướng thời trang là điều quan trọng với trẻ. Các em có thể muốn nhuộm tóc, mặc những bộ đồ nổi bật hoặc gợi cảm. Thay đổi ngoại hình là điều bình thường ở trẻ. Việc thay đổi ngoại hình trở nên nghiêm trọng khi nó đi kèm với các vấn đề ở trường hay những hành vi tiêu cực, có dấu hiệu muốn làm hại bản thân, hay tăng/ giảm cân mạnh.
Cãi lời, chống đối cha mẹ: Vì trẻ muốn khẳng định sự độc lập của mình. Liên lục cãi lời cha mẹ, bạo lực ở nhà, trốn học, đánh nhau, vi phạm luật pháp…
Thay đổi trâm trạng: Do hormone và những thay đổi khi trẻ phát triển làm cho trẻ thay đổi về cảm xúc, có những hành vi cáu kỉnh và khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của bản thân. Thay đổi nhanh chóng về tính cách, bị điểm kém, buồn bã và lo âu kéo dài hoặc có những vấn đề về giấc ngủ có thể là dấu hiệu của trầm cảm, bị bắt nạt hoặc các vấn đề cảm xúc khác. Nói về chuyện tự tử một cách nghiêm túc.
Thử nghiệm rượu hoặc ma túy: Hầu hết thanh thiếu niên đều từng thử hút thuốc hoặc uống rượu tại một số thời điểm trong những năm niên thiếu của mình, có trẻ còn thử cả ma túy. Khi việc uống rượu và dùng ma túy trở thành thói quen, đặc biệt là nó đi kèm với các vấn đề trong gia đình hoặc trường học thì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề lạm dụng chất hoặc các vấn đề tiềm ẩn khác.
Chịu ảnh hưởng từ bạn bè nhiều hơn cha mẹ: Ở lứa tuổi này, bạn bè cực kì quan trọng với trẻ. Trẻ tập trung vào bạn bè đồng nghĩa với việc các em sẽ ít quan tâm đến gia đình. Có thể điều này làm bạn buồn và tổn thương nhưng không có nghĩa là trẻ không cần tình yêu của bạn. Thay đổi bạn bè nhanh chóng (đặc biệt là chơi với những nhóm bạn có hành vi tiêu cực).
Không chấp nhận những quy tắc và ranh giới được đặt ra, hoặc tránh những hậu quả từ hành vi xấu bằng cách nói dối.
Trẻ dành quá nhiều thời gian để ở một mình cũng có thể là một vấn đề.

Một số nguyên nhân sinh học dẫn đến việc mất kiểm soát cảm xúc và hành vi ở trẻ

Một số nguyên nhân sinh học có thể giải thích cho việc mất kiểm soát cảm xúc khiến trẻ có những thay đổi như thế này. Ở độ tuổi 12 -18, não của trẻ chưa thật sự hoàn thiện, não vẫn đang phát triển và xử lý thông tin hoàn toàn khác so với não của người lớn. Toàn bộ não sẽ thật sự “trưởng thành” khi trẻ hơn 20 tuổi.

Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì cũng ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của trẻ.

Biết được sự thay đổi trong giai đoạn phát triển này của trẻ, cha mẹ có thể hiểu được một phần lý do chung khiến trẻ thay đổi và từ đó tìm cách giúp trẻ khắc phục các vấn đề của mình.

Khi con mất kiểm soát cảm xúc và hành vi hình ảnh 2

Sự thay đổi hormone cũng ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của trẻ

Những trẻ có nguy cơ mất kiểm soát cảm xúc cao

Tuy nhiên, những nguyên nhân sinh học ở trên chỉ là một yếu tố tác động đến trẻ vị thành niên nói chung mà thôi, ngoài ra, có nhiều trẻ sẽ có nguy cơ mất kiểm soát cảm xúc, hành vi cao hơn các trẻ khác. Nguyên nhân có thể là do yếu tố di truyền, môi trường hoặc áp lực bạn bè. Bên cạnh đó, một vài điều có thể ảnh hưởng đến trẻ như là:

  • Tiền sử gia đình có các vấn đề về các rối loạn tâm thần, nghiện hoặc những vấn đề về hành vi.
  • Cha mẹ có thái độ tán thành hành vi chống đối của con.
  • Xung đột gia đình hoặc chứng kiến bạo lực gia đình.
  • Bạn bè trẻ là những người nghiện các chất gây nghiện hoặc có các hành vi phạm pháp.
  • Trẻ không được bạn bè chấp nhận.
  • Trẻ từng trải qua sang chấn ở thời ấu thơ.
  • Những vấn đề của gia đình hiện nay như là: căng thẳng tài chính, ly hôn, bố mẹ không thống nhất cách dạy con, trừng phạt trong gia đình…

Nuôi dạy con là việc làm không dễ dàng, nhất là khi con bắt đầu lớn, bị mất kiểm soát cảm xúc, hành vi và có những hành động không đúng đắn. Sẽ có rất nhiều khó khăn nhưng luôn có những phương pháp để hỗ trợ và giúp trẻ phát triển thành một người trưởng thành, hạnh phúc và thành công hơn. Cha mẹ tham khảo chùm bài liên quan đến chủ đề này để có cách giải quyết vấn đề phù hợp nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Help for Parents of Troubled Teens. Đọc thêm tại: <http://www.helpguide.org/articles/teen-issues/helping-troubled-teens.htm>. [Ngày 14 tháng 8 năm 2015].
  2. Out of control teens. Đọc thêm tại: <http://www.familyfirstaid.org/issues/out-of-control-teens/>. [Ngày 14 tháng 8 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com