Chăm sóc bà bầu

Cảnh báo những nguy hiểm khi mang thai, bà bầu không thể ngờ!

Mẹ đã từng nghe những vật dụng hàng ngày như sản phẩm tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, nước máy…và một số thứ trong nhà có thể nguy hiểm cho thai phụ? Điều này làm mẹ thật sự hoang mang? Nhưng thực tế, nhà là nơi rất an toàn cho mẹ và bé, chỉ cần mẹ nắm được những thông tin dưới đây thì những nguy hiểm khi mang thai này chỉ là chuyện nhỏ.

Lưu ý với các sản phẩm tẩy rửa

Việc lau chùi sàn nhà, bàn ăn, cọ rửa nhà vệ sinh… thực chất ngoài việc khiến mẹ đau lưng ra thì chả ảnh hưởng gì đến thai nhi cả mẹ ạ, mẹ chỉ cần cẩn thận một chút và thực hiện theo những lời khuyên sau đây là ổn:

Với những sản phẩm có mùi quá nồng, mẹ không được ngửi chúng trực tiếp. Mẹ nên sử dụng chúng ở nơi thông thoáng hoặc tốt nhất là không sử dụng (mẹ có thể nhờ bố cọ nhà vệ sinh được mà đúng không?).

Không bao giờ được trộn sản phẩm chứa amoniac và clo lại với nhau bởi hỗn hợp này sẽ sinh ra khí độc chết người (mẹ nên ghi nhớ điều nay ngay cả khi mẹ không mang thai nhé).

Nhớ mang găng tay cao su khi sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh. Việc này không chỉ bảo vệ đôi bàn tay mẹ không bị ăn mòn mà còn ngăn cản hóa chất hấp thụ qua da nữa. Và nên tránh sử dụng các chất tẩy rửa bếp lò và dung dịch giặt khô có dán nhãn cảnh báo về độc tính.

Tiếp xúc với chì gây hại cho cả mẹ bầu, thai nhi và trẻ em

Mặc dù chì rất độc nhưng rất may mắn là chúng ta có thể tránh được chúng khá dễ dàng bằng những cách sau:

Đảm bảo nước uống của mẹ không chứa chì. Đây là nguồn chứa chì phổ biến nhất không phải ai cũng nghĩ tới, mẹ cần thận trọng nhé!

Nước sơn cũ cũng là một trong những nguồn chứa chì phổ biến mẹ nhé. Nếu trong nhà mẹ, các lớp sơn trên tường (hoặc đồ nội thất) đã cũ và bắt đầu bị bong tróc, mẹ nên sơn chúng lại ngay. Trong suốt quá trình chà bỏ lớp sơn cũ để sơn mới, mẹ nên rời khỏi nhà nhé.

Ngưng sử dụng các loại chén, đĩa, chai, lọ cổ dù mẹ rất thích. Mẹ có biết rằng chì có thể nằm trong các món đồ đất nung, gốm, sứ hay không? Nếu mẹ có chén đĩa cũ, thủ công, nhập khẩu, đồ cổ, đừng dùng chúng để chứa thức ăn hoặc nước uống, đặc biệt là những món chứa axit (như cam chanh, dấm, cà chua, rượu, nước giải khát…).

Nước máy, mẹ bầu cũng nên lưu tâm

Để đảm bảo nguồn nước máy ở nhà là an toàn để uống và nấu nướng, mẹ cần mang mẫu nước đi xét nghiệm xem có chứa các chất độc hại hay không.

Cảnh báo những nguy hiểm khi mang thai, bà bầu không thể ngờ

Mang mẫu nước đi xét nghiệm là việc mẹ bầu nên làm để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé

Nếu kết quả là có chất độc hại, giải pháp dành cho mẹ là lắp thêm bộ lọc nước hoặc mua nước đóng chai về sử dụng. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn những thương hiệu có uy tín bởi không phải nước đóng chai nào cũng không chứa tạp chất đâu; một số còn không chứa florua, chất cần thiết cho quá trình mọc răng của bé nữa.

Mẹ cũng không nên chọn uống nước cất bởi loại nước này không còn chứa những khoáng chất có lợi nữa.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy (hoặc đơn giản là mẹ nghi ngờ) nguồn nước có chứa chì, thay đường ống là một giải pháp lý tưởng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng khả thi.

Để giảm nồng độ chì trong nước, mẹ nên lưu ý chỉ dùng nước lạnh để uống và nấu ăn (bởi nước nóng có thể khiến chì bong ra từ các đường ống dẫn nước) và để cho nước lạnh chảy ra ít nhất 5 phút trước khi dùng vào mỗi sáng (hoặc sau mỗi khi mẹ tắt nước quá 6 tiếng đồng hồ).

Nếu nước có mùi/ vị clo, mẹ hãy đun sôi hoặc để nước ngoài không khí (không đậy nắp) sau 24 tiếng đồng hồ để các hóa chất bốc hơi bớt.

Cẩn thận khi sử dụng thuốc diệt côn trùng
Hầu hết mọi nhà đều cần đến sự giúp đỡ của thuốc diệt côn trùng để ngăn cản sự tấn công của nào gián, nào kiến và những công trùng dơ bẩn khác. Thực ra, việc này giúp đề phòng dịch bệnh nên không thể nói là không tốt cho mẹ bầu được, chỉ cần mẹ lưu ý cẩn thận một chút là được.

Nếu khu phố mẹ ở đang được phun thuốc diệt côn trùng, mẹ nên tránh đi dạo quá lâu bên ngoài cho đến khi mùi hóa chất tan đi hết (thường khoảng 2 – 3 ngày). Khi ở trong nhà, mẹ cũng nên đóng cửa sổ lại.

Nếu cần xịt thuốc diệt côn trùng ngay trong nhà, mẹ nhớ đóng kín cửa tủ quần áo, tủ bếp để hóa chất không bám vào quần áo, chén đĩa, thực phẩm và che phủ toàn bộ các dụng cụ làm bếp (nếu chúng lỡ bị dính hóa chất, mẹ cần lau thật sạch). Sau đó, mẹ đừng quên mở hết tất cả các cửa sổ cho đến khi hóa chất bay hơi hết.

Mẹ nên cố gắng kiểm soát dịch hại bằng phương pháp tự nhiên bất cứ khi nào có thể, chẳng hạn như nhổ cỏ dại thay vì phun thuốc diệt cỏ; loại bỏ một số côn trùng gây hại trong vườn nhà bằng cách phun vòi nước thật mạnh hoặc phun hỗn hợp xà phòng diệt côn trùng phân hủy sinh học vào các ngóc ngách, lùm cây rậm rạp (với những phương pháp này mẹ phải thực hiện nhiều lần thì mới có hiệu quả nhé).

Mẹ cũng có thể thả bọ rùa hoặc những côn trùng săn mồi có lợi khác (có thể mua ở các cửa hàng bán dụng cụ làm vườn) vào vườn, chúng có thể gúp mẹ “làm thịt” những con sâu bọ phiền phức đấy mẹ ạ.

Trong nhà, mẹ hãy đặt bẫy gián và kiến ở những nơi chúng thường xuất hiện; đặt khối gỗ tuyết tùng trong tủ áo thay vì băng phiến và tìm kiếm ở các cửa hàng xem có loại thuốc diệt côn trùng nào không chứa chất độc hại hay không.

Nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng, mẹ nhớ đặt bẫy và các loại thuốc diệt côn trùng tránh xa tầm với của chúng nhé. Thậm chí cả những thứ gọi là thuốc diệt côn trùng tự nhiên như axit boric cũng có thể khiến chúng ta nhiễm độc khi ăn hoặc hít phải, và có thể gây kích ứng mắt nữa.

Cảnh báo những nguy hiểm khi mang thai, bà bầu không thể ngờ hình ảnh 2

Cẩn thận khi sử dụng thuốc diệt côn trùng

Tóm lại, điều mẹ cần nhớ là việc tiếp xúc gián tiếp với thuốc diệt côn trùng hoặc diệt cỏ hầu như không gây hại. Nguy cơ chỉ gia tăng một khi mẹ tiếp xúc với chúng thường xuyên trong thời gian dài, như làm việc hàng ngày với các loại hóa chất đó chẳng hạn (ví dụ như làm việc trong nhà máy hoặc nông trường bị xịt đầy các loại thuốc).

Tránh tiếp xúc với các loại sơn

Giai đoạn trước khi sinh bao giờ cũng là giai đoạn chuẩn bị vô cùng bận rộn. Nếu như ở thế giới động vật, chim bắt đầu bứt lông mình lót ổ, sóc bắt tay vào chăm chút cho ngôi nhà trên cây của mình với lá, với cành thì ở thế giới loài người, hầu hết bố mẹ cũng bắt đầu lên kế hoạch sơn sửa phòng cho bé.

Rất may mắn là ngày nay nước sơn tường không còn chứa chì hay thủy ngân nữa, vì vậy chúng khá an toàn cho thai phụ mẹ ạ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ nên tự tay sơn tường nhé.

Hãy để việc đó cho bố hoặc ai đó khác. Thứ nhất, công việc này có thể khiến mẹ đau lưng (chúng vốn đã chịu nhiều áp lực bởi bụng bầu của mẹ rồi);  Thứ hai, việc leo lên thang để sơn những chỗ cao rất nguy hiểm; và thứ ba là mùi của chúng có thể khiến mẹ bị buồn nôn.

Trong quá trình sơn sửa, mẹ nên ra khỏi nhà hoặc mở cửa sổ cho thông thoáng. Mẹ cần tránh tiếp xúc với chất tẩy sơn bởi chúng chứa độc tính rất cao và tránh xa quá trình tẩy (dù tẩy bằng hóa chất hay giấy nhám đi chăng nữa), đặc biệt là nếu lớp sơn cũ đã được sơn từ rất lâu và có thể chứa chì hoặc thủy ngân.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman, New York (p.68 – 84)
  2. Things You Should and Should Not Do During Pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.bygpub.com/natural/pregnancy.htm>. [Ngày 17 tháng 5 năm 2016]
  3. Checklist of Foods to Avoid During Pregnancy. Tham khảo tại: <https://www.foodsafety.gov/risk/pregnant/chklist_pregnancy.html>. [Ngày 17 tháng 5 năm 2016]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com