Nuôi con

Sự phát triển của trẻ 1 -2 tuổi về mặt cảm xúc

Sự phát triển của trẻ 1 -2 tuổi về mặt cảm xúc gần giống như ở giai đoạn“dậy thì” vậy, với các nét tính cách rất khó đoán. Bé vừa muốn độc lập nhưng vẫn bám mẹ và sợ phải xa mẹ, đặc biệt là khi bé mệt mỏi, ốm đau hay sợ hãi.

Sự phát triển của trẻ 1 -2 tuổi về mặt cảm xúc – Câu chuyện của bé 1 tuổi

Các bạn nhỏ như tớ đã biết sự phát triển của trẻ 1 -2 tuổi về mặt cảm xúc như thế nào chưa? Để tớ chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn nhé!

Tớ gần 2 tuổi và tớ đang cực kì hoang mang. Nửa tớ muốn chạy lung tung khám phá mọi thứ mà không cần mẹ kè kè bên cạnh vì giờ tớ chạy giỏi và khoẻ lắm rồi. Một nửa tớ lại muốn bám lấy mẹ không rời. Đặc biệt là những lúc tớ thấy không khoẻ hay sợ sấm sét ấy, tớ chỉ muốn mẹ ở bên cạnh tớ thôi, mẹ không được đi đâu cả. Nhưng khi khoẻ lại là tớ lại muốn tách ra khỏi mẹ, chạy đi quậy phá mọi thứ ngay.

Mẹ biết tớ vẫn chỉ là cậu bé con đang trong độ tuổi dở dở ương ương nên cực kì kiên nhẫn với tớ. Nếu mẹ mà la mắng tớ hay bắt tớ phải ngoan ngoãn như các anh chị lớn thì tớ sẽ nghĩ mẹ không yêu tớ và tớ sẽ tủi thân lắm lắm.

Su phat trien cua tre 1 -2 tuoi ve mat cam xuc hinh anh

Sự phát triển của trẻ 1 -2 tuổi về mặt cảm xúc rất khó đoán

Thỉnh thoảng, tớ phải vừa ngồi chơi vừa phải “trông chừng” mẹ vì mẹ hay biến mất đột ngột làm tớ khóc váng lên đi tìm lắm. Có lúc tớ bắt quả tang mẹ đang lén lén bỏ đi thế là tớ ôm chân mẹ khóc quằn quại luôn và lần đấy tớ đã thành công khi giữ mẹ ở lại chơi tiếp với tớ. Nhưng chiêu này không có tác dụng lâu dài gì cả vì sau đó mẹ không lén đi nữa mà đi công khai luôn, hix. Cũng may là trước khi đi mẹ luôn vỗ về dỗ dành tớ, hôn tớ và còn hứa sẽ quay lại ngay nữa, thế nên tớ phải nhượng bộ và ngoan ngoãn ngồi chơi đợi mẹ vì mẹ luôn giữ lời. Lúc mẹ quay lại, mẹ thường khen tớ rằng tớ thật ngoan khiến tớ vui cười tít cả mắt.

Sự phát triển của trẻ 1 -2 tuổi về mặt cảm xúc

  • Sự phát triển của trẻ 1 -2 tuổi về mặt cảm xúc với các nét tính cách rất khó đoán, gần giống như ở giai đoạn “dậy thì” vậy. Bé vừa muốn độc lập nhưng vẫn bám mẹ và sợ phải xa mẹ, đặc biệt là khi bé mệt mỏi, ốm đau hay sợ hãi.
  • Càng bắt bé “hành xử như người lớn” sẽ càng khiến bé cảm thấy bất an và có cảm giác ba mẹ không yêu thương mình. Tốt nhất, ba mẹ hãy dành cho bé nhiều sự quan tâm và động viên.
  • Đừng để bé biết rằng ba mẹ cũng buồn khi phải xa bé vì khi đó bé sẽ “giở trò” quấy khóc để giữ chân ba mẹ trong những tình huống tương tự trong tương lai. Hãy khiến bé cảm thấy ba mẹ sẽ luôn quay lại, luôn yêu thương bé để bé cảm thấy an tâm hơn.



  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA.  Trang 307
  2. Child development (5) – one to two years. Tham khảo tai: http://www.betterhealth.vic.gov.au/Bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Child_development_%285%29_one_to_two_years?OpenDocument>. [Ngày 10 tháng 8 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com