Sức khỏe

Hiểu đúng về Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em để bảo vệ bé yêu!

Hiểu đúng về Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em để bảo vệ bé yêu! Hội chứng ruột kích thích (IBS) là căn bệnh đáng lo ngại cho các bé yêu nhà mình, nó là một rối loạn thường gặp, ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng) gây ra chuột rút, đau bụng, đầy hơi khí, tiêu chảy và táo bón.

Hội chứng ruột kích thích làm tăng sự nhạy cảm của các dây thần kinh giúp cho ruột co bóp. Ruột sẽ phản ứng quá mức và bị co thắt khi gặp một số tác nhân kích thích như các sản phẩm từ sữa, sự thay đổi nội tiết tố, sự căng thẳng cảm xúc và một số loại kháng sinh.

Triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích là gì?

Triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích thường nặng lên sau khi ăn và hay diễn ra thành từng đợt. Hầu hết các bé bị Hội chứng ruột kích thích có những đợt bùng phát kéo dài vài ngày, sau đó triệu chứng giảm đi nhưng không biến mất hẳn. Các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em thường gặp bao gồm:

  • Đau quặn bụng, có thể hết đau sau khi đi đại tiện
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón
  • Đầy bụng
  • Xì hơi
  • Đôi khi có cảm giác muốn đi đại tiện gấp
  • Sau khi đã đi đại tiện có cảm giác đi chưa hết
  • Có chất nhầy trong phân

Hiểu đúng về hội chứng ruột kích thích để bảo vệ bé yêu!

Nắm rõ các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Các triệu chứng kèm theo:

  • Mệt mỏi, khó chịu
  • Đau lưng
  • Có vấn đề về bàng quang: tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu không hết…
  • Đại tiện không kiểm soát được (són phân).

Nguyên nhân Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân chính xác của Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng sự mất đồng bộ giữa não và sự co thắt của ruột là một trong những nguyên nhân gây nên triệu chứng của hội chứng này.

Ở một số bé, sự mất đồng bộ này tạo nên những đợt co thắt ruột bất thường, gây ra các cơn đau quặn bụng. Các đợt co thắt này có thể làm tăng tốc độ di chuyển của phân trong lòng ruột gây tiêu chảy, hoặc giảm tốc độ di chuyển của phân trong lòng ruột gây táo bón và đầy bụng.

Các yếu tố nguy cơ của Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em gồm:

  • Ăn (mặc dù chưa có loại thức ăn cụ thể nào được chứng minh có liên quan tới Hội chứng ruột kích thích)
  • Căng thẳng tâm lý, như lo âu hoặc chán nản
  • Sự thay đổi nội tiết tố (quá trình hành kinh ở bé gái)
  • Một số loại thuốc, trong đó có kháng sinh
  • Nhiễm trùng hệ tiêu hóa (như nhiễm salmonella)
  • Do gen. Hội chứng ruột kích thích có thể hay gặp hơn ở những bé có người thân đã từng bị bệnh này.

Thế chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em bằng cách nào?

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em không gây ra tổn hại nào cho hệ tiêu hóa của bé và không có xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng này.

Hiểu đúng về hội chứng ruột kích thích để bảo vệ bé yêu hình ảnh 2

Chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em bằng cách nào?

Trong đa số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bé. Các xét nghiệm chỉ được sử dụng để loại trừ các bệnh khác có triệu chứng giống với Hội chứng ruột kích thích. Bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Có thể loại trừ được bệnh Celiac (một bệnh lý của hệ tiêu hóa làm cho cơ thể phản ứng với gluten – một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch).
  • Xét nghiệm phân tìm Calprotectin. Đây là một chất được ruột tạo ra khi bị viêm, nếu sau khi xét nghiệm, phân có chất này thì có thể triệu chứng của bé do bệnh viêm ruột gây ra.
  • Nội soi trực tràng. Xét nghiệm này dùng để kiểm tra bất thường trong ruột của bé.

Điều trị Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em có phức tạp?

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, nghĩa là có nhiều cách để giảm triệu chứng của bệnh. Những cách đó bao gồm việc thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc, sử dụng men vi sinh và giữ tinh thần thoải mái.

Thay đổi chế độ ăn. Nếu bé bị Hội chứng ruột kích thích, bé vẫn có thể ăn uống bình thường khi không có triệu chứng. Mẹ nên chú ý giúp bé tránh một số loại thức ăn khiến cho các triệu chứng bùng lên như: các thức ăn giàu chất béo, các thực phẩm từ sữa, đồ uống có caffeine, đồ uống có nhiều chất làm ngọt nhân tạo, thức ăn có thể làm bé bị đầy hơi (các loại đậu, bắp cải).

Hiểu đúng về hội chứng ruột kích thích để bảo vệ bé yêu hình ảnh 3

Mắc Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em, trẻ cần có chế độ ăn uống thật hợp lý

Trong Hội chứng ruột kích thích, thêm chất xơ vào trong bữa ăn là việc làm rất cần thiết để làm dịu cơn đau và làm mềm phân cứng hay hạn chế tiêu chảy.

Dùng thuốc. Nếu chế độ ăn đơn thuần không làm giảm sự kích thích ở ruột thì bác sĩ có thể cho bé một loại thuốc chống co thắt ruột.

Dùng men vi sinh. Men vi sinh là những vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột, có thể giúp làm giảm triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Bé có thể sử dụng men vi sinh dạng viên nén, viên nang hay dạng bột, ngoài ra men vi sinh còn có trong sữa chua.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần. Căng thẳng tâm lý có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của Hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, mẹ nên cho bé đến gặp các chuyên gia về tâm lý để học các phương pháp giảm căng thẳng.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Irritable bowel syndrome (IBS) health center. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/ibs/guide/irritable-bowel-syndrome-ibs-topic-overview>. [Ngày 17 tháng 6 năm 2015].
  2. Irritable Bowel Syndrome (IBS) and Inflammatory Bowel Disease (IBD). Đọc thêm tại: <https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Irritable-Bowel-Syndrome-IBS-and-Inflammatory-Bowel-Disease-IBD.aspx>. [Ngày 17 tháng 6 năm 2015].
  3. Irritable bowel syndrome (IBS). Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/Conditions/Irritable-bowel-syndrome/Pages/Introduction.aspx>. [Ngày 17 tháng 6 năm 2015].
  4. Bệnh Celiac. Đọc thêm tại: <http://yhoccongdong.com/thongtin/benh-celiac/>. [Ngày 17 tháng 6 năm 2015].
  5. Irritable Bowel Syndrome in Children. Đọc thêm tại: <http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/ibs-in-children/Pages/facts.aspx>. [Ngày 19 tháng 6 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com