Chăm sóc bà bầu

Béo phì khi mang thai

Hầu hết các bà mẹ thừa cân hoặc béo phì khi mang thai (nặng hơn 20% so với mức cân nặng lý tưởng) đều có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, béo phì luôn tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là khi mẹ đang mang thai, vậy nên mẹ hãy cẩn trọng nhé!

Béo phì khi mang thai và những nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải

  • Biến chứng thai kỳ. Nếu bị béo phì, nguy cơ mẹ mắc phải các biến chứng thai kỳ như cao huyết áp và tiểu đường sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
  • Gây rắc rối cho việc xác định tuổi thai và ngày dự sinh. Lý do là vì phụ nữ béo phì có chu kỳ rụng trứng thất thường và các phương pháp khám thai truyền thống của bác sĩ như đo chiều cao của đáy/ đỉnh tử cung, đo kích thước tử cung, nghe nhịp tim đều rất khó khăn do bị cản trở bởi các lớp mỡ dày.
  • Không thể xác định được kích thước và vị trí thai nhi. Và lý do cũng là vì lớp mỡ quá dày.
  • Sinh khó. Thai nhi của những bà mẹ béo phì thường lớn hơn nhiều so với trung bình, đó là lý do vì sao mẹ sẽ có nguy cơ gặp khó khăn khi sinh thường. Và nếu mẹ được chỉ định sinh mổ, bụng quá nhiều mỡ cũng sẽ khiến quá trình phẫu thuật và phục hồi trở nên phức tạp hơn.

Ngoài ra, việc thừa cân (dù đấy là cân nặng sẵn có hay là cân nặng mẹ đã tăng trong thai kỳ) còn mang đến cho mẹ một thai kỳ không thoải mái tí nào bởi nhiều triệu chứng khó chịu sẽ nhân lên gấp bội như đau lưng, giãn tĩnh mạch, sưng phù, ợ nóng…

Những xét nghiệm cần làm

Thế nhưng mẹ đừng vội nản lòng, những biến chứng và khó khăn trên sẽ được giảm thiểu tối đa với sự hỗ trợ của bác sĩ và sự nỗ lực từ bản thân mẹ. Về mặt y tế, mẹ sẽ được thực hiện các xét nghiệm nhiều hơn và khác một chút so với phụ nữ mang thai bình thường, chẳng hạn như:

  • Siêu âm sớm hơn thông thường để xác định tuổi thai.
  • Siêu âm trễ hơn thông thường để xác định kích thước và vị trí thai.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose nếu mẹ có triệu chứng bị tiểu đường thai kỳ.
  • Các xét nghiệm và chẩn đoán khác sẽ được thực hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ để theo dõi tình trạng của bé.

Beo phi khi mang thai hinh anh

Mẹ bị béo phì khi mang thai sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ bác sĩ, mẹ cũng đừng lo lắng quá

Về phần mình, mẹ hãy loại bỏ những nguy cơ mà bản thân mẹ có thể kiểm soát được, chẳng hạn như cai rượu/ thuốc lá và kiểm soát cân nặng. Thường thì những phụ nữ mang thai béo phì sẽ phải tăng ít cân hơn so với phụ nữ mang thai thông thường đấy mẹ ạ (theo Hội Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ – ACOG, mức tăng cân lý tưởng cho thai phụ thừa cân là 6,8 – 9kg, cho thai phụ béo phì là 6,8kg).

Mặc dù phải kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống của mẹ cũng cần phải đảm bảo đủ calo và giàu vitamin, khoáng chất, protein. Chất lượng hơn số lượng mẹ ạ. Mẹ có thể dùng thêm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, tuy nhiên nên lưu ý tránh các loại ức chế sự thèm ăn bởi chúng rất nguy hiểm trong thai kỳ đấy. Bí quyết để ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng mà không bị tăng quá nhiều cân chính là tập thể dục thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ mẹ nhé.

Lần sau, khi có kế hoạch mang thai, tốt nhất mẹ nên giảm cân nặng về mức chuẩn trước khi thụ thai để có một thai kỳ dễ chịu và ít rắc rối hơn.

Xem thêm: Mang thai sau khi phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, liệu có an toàn?



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff Sharon Mazel, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman, New York (p.49 – 58)
  2. Overweight and pregnant, tham khảo tại: http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/overweight-pregnant.aspx
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com