Nhiều bố mẹ cứ nghĩ nôi em bé là nơi an toàn để bé vui chơi và ru giấc ngủ bình yên của bé, tuy nhiên nôi em bé cũng có thể ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm mà có thể bố mẹ vẫn chưa nghĩ tới. Cùng mekhonghoanhao khắc phục những mối nguy hiểm tiềm ẩn này nhé!
Để đảm bảo bé yêu được vui chơi an toàn với chiếc nôi xinh xắn của mình, bố mẹ cần lưu ý những điều sau.
Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các thanh chắn
Cần đảm bảo khoảng cách rộng giữa các thanh gỗ không nên cách nhau quá 6cm và không nên có lỗ rộng ở hai đầu để đầu bé không bị mắc kẹt vào đó.
Nệm nằm trong nôi em bé
Nếu mẹ mua một tấm nệm mới, tháo và bỏ tất cả vật liệu bao bì nhựa bao ngoài đi cùng, bởi vì nó có thể làm bé bị ngạt. Sử dụng nệm phẳng và không dùng nệm mềm, nệm nước để tránh hiện tượng đột tử đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Trước khi bé có thể ngồi, hạ thấp tấm nệm trong nôi em bé xuống thấp tới mức mà bé không thể nào ngã ra ngoài dù cho bé có đứng dựa lưng hoặc bằng cách kéo mình lên. Để cho nệm ở vị trí thấp nhất trước khi bé học đứng. Những cú ngã thông thường nhất xảy ra khi một đứa bé cố gắng trèo ra ngoài, vì thế di chuyển bé sang một cái giường khác khi bé cao 89cm, hoặc chiều cao của lan can nôi thấp hơn ¾ chiều cao của bé.
Chiều cao tiêu chuẩn cho nôi cho bé
Khi kéo xuống thấp hoàn toàn, phần cao nhất của thành của nôi nên cách ít nhất 23cm so với tấm nệm, thậm chí khi tấm nệm được đặt ở vị trí cao nhất. Cần đảm bảo chốt khóa chắc chắn và bé không thể tháo chốt được.
Quây nôi em bé
Nếu mẹ sử dụng quây nôi em bé, cần đảm bảo rằng nó bao xung quanh nôi và được bảo vệ với ít nhất sáu dây đai hoặc dây cột, nhằm bảo vệ quây nôi không rơi ra khỏi các cạnh của nôi em bé. Để ngăn ngừa sự nghẹt thở, những dây cột nên không dài hơn 15cm. Không sử dụng những quây nôi mềm, có hình chiếc gối. Tháo quây nôi ra ngay khi bé có thể đứng dậy.
Vật dụng trong nôi em bé
Những chiếc gối, chăn bông, khăn quàng cổ, quần áo làm từ da cừu, thú nhồi bông, và những sản phẩm mềm khác không nên đặt trong nôi.
Nếu mẹ treo những đồ chơi có thể chuyển động trong nôi cho bé, cần đảm bảo rằng nó được gắn chặt vào thành của nôi em bé. Treo nó đủ cao để bé không thể với tới để kéo nó xuống, và tháo nó ra khi bé có thể vươn dậy và với lấy khi bé biết bò bằng tay và đầu gối hoặc khi bé được 5 tháng tuổi. Đồ chơi treo trong nôi em bé(crib gyms) nên được tháo ra ngay khi bé có thể đứng dậy bằng 2 tay và chân. Thậm chí khi những đồ vật này được thiết kế để chịu đựng được việc bé kéo và giật, bé vẫn có thể bị ngã khi kéo những đồ chơi này.
Vị trí đặt nôi em bé
Để ngăn ngừa những cú ngã nghiêm trọng và giữ bé khỏi bị mắc kẹt vào các dây từ dây rèm cửa sổ treo hoặc rèm cửa và bị mắc nghẹt, đừng để nôi (cũi), hoặc giường ngủ của bé gần cửa sổ.
Kiểm tra nôi em bé thường xuyên
Nếu nôi em bé có bốn góc cột trụ ở bốn đầu thì nên tháo ra và thường xuyên kiểm tra ốc, vít hoặc các bộ phận của nôi, nếu thiếu bất kỳ thứ gì thì nên lấy đồ thay thế từ nhà sản xuất. Trường hợp không có phụ tùng thay thế chính hãng thì bố mẹ nên mua nôi mới cho bé vì nếu dùng nôi cũ mà bé hay hoạt động sẽ có thể làm sập nôi gây nguy hiểm cho bé.
Tấm nệm nên vừa khít để bé không bị trượt vào khe giữa nệm và mép của nôi. Nếu mẹ có thể nhét 2 ngón tay vào giữa nệm và hai bên mép hoặc phía dưới nôi, thay tấm nệm đó bằng tấm nệm khác vừa vặn hơn.
Kiểm tra định kỳ để chắc chắn rằng nôi không có những cạnh cứng hoặc điểm nhọn trên những bộ phận kim loại, và không có mảnh vụn hoặc vết nứt trên gỗ. Nếu mẹ thấy những dấu răng trên lan can, che phủ gỗ với một dải…
Các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng nôi em bé
Bé càng lớn càng hiếu động và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Thế nhưng bé vẫn chưa lường trước được những mối nguy hiểm có thể làm bé tổn thương khi vui chơi trong nôi em bé cũng như chưa biết cách tự bảo vệ mình. Vì vậy, cha mẹ phải luôn hết sức thận trọng khi để bé vui chơi một mình trong nôi, dưới đây là một số điều cha mẹ cần lưu ý:
- Không để lưới của nôi bé quá thấp. Bé có thể lăn vào mớ lưới lùng nhùng đó và ngạt thở.
- Khi bé có thể ngồi, bò hoặc khi bé được 5 tháng tuổi, hãy gỡ bỏ những món đồ chơi treo trên nôi để bé không bị vướng vào đó.
- Với loại nôi em bé có một bàn thay đồ cho trẻ sơ sinh đi kèm, hãy gỡ bỏ bàn thay đồ khi bé ở trong nôi để không bị mắc kẹt vào giữa bàn thay đồ và thành nôi em bé.
- Khi bé biết đứng, hãy dọn dẹp hết các hộp đựng đồ chơi và đồ chơi lớn mà bé có thể dùng để trèo ra.
Việc đảm bảo an toàn khi sử dụng nôi em bé là rất quan trọng!
- Bé đang mọc răng thường cắn những miếng nhựa hoặc nhựa bao quanh thành nôi, vì thế ba mẹ nên kiểm tra chúng định kỳ xem có chỗ bị rách và có lỗ hay không. Nếu những chỗ bị rách nhỏ, ba mẹ có thể dán lại bằng băng dính vải; với vết rách/ lủng lớn hơn, tốt nhất là nên thay thành nôi mới.
- Ba mẹ nhớ để ý sao cho lưới của nôi em bé không bị rách, có lỗ, hoặc chỉ tưa và những chỗ được mở ra có bề ngang nhỏ hơn 0.6 cm để bé không bị mắc kẹt vào. Lưới nên gắn chặt vào thành và đáy nôi. Nếu nôi có dùng đinh kẹp, hãy chắc chắn rằng chúng không bị rơi ra, hoặc lộ ra ngoài. Khoảng cách giữa những thanh nôi không nên quá 6 cm nhằm tránh trẻ thò đầu qua và bị kẹt.
- Không sử dụng loại lưới bao quanh nôi có hình tròn được xếp kiểu đàn Accordion vì bé có thể bị mắc kẹt đầu trong những lỗ hổng hình thoi và đường biên hình chữ V của nôi đấy mẹ.
- Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA. Page 475 hard copy.
- Những lưu ý khi chọn cũi cho bé. Tham khảo tại: <http://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/nhung-luu-y-khi-chon-cui-cho-be >. [Ngày 23 tháng 10 năm 2014]