Khi con mắc rối loạn nhịp thức ngủ, cha mẹ có thể giúp con thay đổi thói quen ngủ nghỉ và thay đổi lối sống để trẻ ngủ ngon hơn. Sự hỗ trợ của cha mẹ là điều rất cần thiết giúp chống lại các rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là rối loạn nhịp thức ngủ đấy!
Duy trì thực hiện nhật kí giấc ngủ
Đây là một công cụ hữu hiệu để xác định các rối loạn giấc ngủ mà trẻ đang gặp phải, đồng thời chỉ ra được những thói quen vào ban ngày và ban đêm có thể góp phần đẫn đến những khó khăn của trẻ. Duy trì thực hiện một bản ghi nhận về thói quen và các vấn đề của giấc ngủ có thể hữu ích, giúp bạn biết khi nào mình cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Nhật kí giấc ngủ thường bao gồm các thông tin như:
- Trẻ đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ?
- Tổng số giờ ngủ của trẻ và trẻ cảm thấy chất lượng giấc ngủ như thế nào?
- Bản ghi nhận về thời gian thức và hoạt động của trẻ (ví dụ như nhắm mắt nằm trên giường hoặc thức dậy và uống một ly sữa).
- Loại và lượng thức ăn, nước uống mà trẻ tiêu thụ trước khi đi ngủ, cũng như những cảm xúc, tâm trạng của trẻ trước khi đi ngủ (vui, buồn, căng thẳng, lo lắng…).
Theo dõi chi tiết một số hành vi của trẻ, bạn sẽ nhận ra sự ảnh hưởng của những hành vi này dẫn đến việc trẻ ngủ không ngon giấc.
Cải thiện giờ giấc ngủ và những thói quen vào ban ngày
Bất kể vấn đề về giấc ngủ nào, thói quen ngủ phù hợp và được cải thiện sẽ giúp trẻ có những giấc ngủ ngon hơn về lâu dài, tránh gặp rối loạn nhịp thức ngủ, cũng như các rối loạn giấc ngủ khác. Trẻ có thể giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến giấc ngủ bằng cách thay đổi lối sống và cải thiện giấc ngủ. Chẳng hạn, khi bắt đầu tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng hiệu quả hơn, trẻ cũng sẽ ngủ ngon hơn. Bí quyết là hãy thử nghiệm. Sử dụng nhật kí giấc ngủ để có thể kiểm soát được những thông tin như thế này.
Hãy giúp trẻ thử thực hiện những thay đổi đơn giản dưới đây để tránh gặp rối loạn nhịp thức ngủ mẹ nhé:
- Duy trì lịch ngủ nghỉ thường xuyên, đi ngủ và thức dậy cùng giờ đều đặn mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
- Dành đủ thời gian cho việc ngủ. Hầu hết các trẻ đều cần ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm để cảm thấy dễ chịu và có năng suất hoạt động cao hơn.
- Đảm bảo rằng phòng ngủ của trẻ đủ tối, mát mẻ và yên tĩnh: tắt tất cả đèn, sử dụng rèm che ánh sáng rọi từ cửa sổ vào hoặc đeo mặt nạ ngủ.
- Tắt tivi, điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn. Không sử dụng chúng trước khi đi ngủ ít nhất một giờ. Loại ánh sáng do màn hình những thiết bị này phát ra có thể kích thích não bộ, ngăn chặn việc sản xuất ra melatonin và làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể của trẻ.
Sự hỗ trợ của cha mẹ là điều rất cần thiết giúp chống lại các rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là rối loạn nhịp thức ngủ đấy!
- Circadian Rhythm Disorders. Đọc thêm tại:<http://www.webmd.com/sleep-disorders/guide/circadian-rhythm-disorders-cause>. [Ngày 23 tháng 9 năm 2015].
- Circadian Sleep Disorders Network. Đọc thêm tại:<http://www.circadiansleepdisorders.org/defs.php>. [Ngày 23 tháng 9 năm 2015].
- Sleep Disorders and Sleeping Problems. Đọc thêm tại:<http://www.helpguide.org/articles/sleep/sleep-disorders-and-sleeping-problems.htm#circadian>. [Ngày 23 tháng 9 năm 2015].