Nuôi con

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi cùng nuôi con sau ly hôn

Cùng nuôi dạy con tốt sau ly hôn là một điều cần thiết, bù đắp lại sự mất mát về tình cảm khi cha mẹ ly hôn. Vậy cha mẹ cần làm gì để có cách nuôi dạy con tốt đây?

Điều bạn cần làm khi nuôi dạy con sau ly hôn

Việc nuôi con sau ly hôn sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy, sự hợp tác giữa bạn và chồng/ vợ cũ của bạn là điều rất cần thiết. Sau đây là một số gợi ý dành cho cả 2 bạn:

  • Cam kết cùng trao đổi cởi mở với chồng/ vợ cũ thông qua email, tin nhắn, điện thoại hoặc gặp trực tiếp.
  • Thống nhất việc nuôi dạy con và thăm con.
  • Một cách nuôi dạy con tốt nữa là cần thống nhất luật lệ, quy tắc ở cả hai gia đình. Nếu hai gia đình có bất đồng, thì vẫn cần thống nhất những quy tắc, thói quen, như là thời gian ăn tối, thời gian ngủ, thời gian làm việc nhà, đi học và tham gia các hoạt động khác. Những thói quen và luật lệ của gia  đình giúp trẻ cảm thấy an toàn và dự định trước được mọi việc. Vì vậy, cần sự thống nhất về việc thực hiện các quy tắc trong gia đình của cả cha và mẹ.
  • Cam kết nói chuyện tích cực về nhau. Tỏ thái độ không đồng tình khi con nói chuyện vô lễ về người chồng/ vợ cũ của bạn.
  • Nuôi dạy con là phải vì con, chứ không phải vì mong muốn của cha mẹ.
  • Dành thời gian để làm những việc thường ngày với con, chứ không chỉ làm vào những ngày đặc biệt.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi cùng nuôi con sau ly hôn

Dành thời gian để làm những việc thường ngày với con
  • Cập nhật thông tin thường xuyên. Mặc dù có thể khó xử và đau đớn, nhưng hãy thường xuyên chia sẻ với chồng/ vợ cũ về tất cả những thay đổi trong cuộc sống của bạn, hoặc những tình huống khó khăn, chứ không chỉ là thông tin về con.
  • Thừa nhận và chia sẻ với con những điểm tích cực của “người cũ”, như là “Mẹ con rất giỏi chăm người ốm. Ba không làm được như mẹ con đâu”, “Bố con giỏi sắp xếp công việc hơn mẹ nhiều đấy”.

Những điều không nên làm khi nuôi con sau ly hôn

  • Không để con dính vào những tranh cãi của bố mẹ. Nếu bạn không hài lòng về người kia thì cũng không được phá hoại mối quan hệ của con với họ, hoặc hỏi thăm trẻ những thông tin để gây hại cho họ. Các nghiên cứu cho thấy rằng để trẻ đóng vai trò trung gian giữa cha và mẹ sẽ làm tăng cảm giác bất an và không nơi nương tựa ở trẻ.
  • Không vội vàng kết luận hay lên án bất cứ điều gì về người cũ. Khi nghe con kể những điều khiến bạn nổi giận, hãy bình tĩnh suy xét, bởi vì trẻ có thể thêm thắt vào câu chuyện. Bạn cần giữ thái độ trung lập khi mọi chuyện xảy ra. Nghiên cứu cho thấy trẻ có thể học cách bực bội và không tin tưởng bạn nếu bạn cổ vũ con.
  • Không để mất sự cân bằng. Chẳng hạn như bạn không vui vẻ khi ở bên con, nhưng lại bực bội khi con quay về nhà với “người cũ”. Hãy nhớ rằng trẻ chỉ có thể phát triển khi sống trong môi trường hòa hợp. Làm cha mẹ với sự vui vẻ, có cấu trúc, nề nếp thì sẽ có lợi cho tất cả mọi người.
  • Đừng để mình ngập chìm trong cảm giác tội lỗi. Nếu bạn chỉ tập trung vào cảm giác tội lỗi và bù đắp một cách không giới hạn cho những gì con muốn thì đó không bao giờ là tốt cả. Nghiên cứu cho thấy trẻ có thể tự coi mình là trung tâm, thiếu sự đồng cảm và mong muốn người khác cho mình những quyền lợi thiếu thực tế nếu bạn nuông chiều con. Do đó, bạn có thể hiểu những gì trẻ muốn và đáp ứng cho con, nhưng ở một giới hạn nhất định thôi nhé.
  • Đừng vội buộc tội mà hãy thảo luận. Nhớ không được im lặng nếu bạn cảm thấy người kia gây phiền hà cho bạn. Cùng bàn bạc với nhau về chuyện nuôi con sau ly hôn như thế nào để giúp trẻ phát tiển tốt nhất.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. The Do’s and Don’ts of Co-Parenting Well. Đọc thêm tại: <https://www.psychologytoday.com/blog/two-takes-depression/201203/the-dos-and-donts-co-parenting-well”>. [Ngày 11 tháng 10 năm 2015]
  2. Children and Divorce. Đọc thêm tại: <http://www.helpguide.org/articles/family-divorce/children-and-divorce.htm”>. [Ngày 11 tháng 10 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com