Chăm sóc bà bầu

Những nguy cơ cho thai nhi khi mang song thai, đa thai

Khi bạn mang song thai, đa thai, các bé cưng sẽ có khả năng gặp phải nhiều nguy cơ, nhưng bạn đừng lo lắng quá vì nếu được theo dõi kĩ càng và kiểm tra định kì, các nguy cơ trên có thể khắc phục được đấy.

Có thêm nhiều trẻ hơn cũng mang đến thêm một số nguy cơ, nhưng không nhiều như bạn nghĩ đâu. Thực tế, không phải trường hợp mang thai sinh đôi nào cũng được xếp vào loại “có nguy cơ cao” (dù những trường hợp mang nhiều thai hơn chắc chắn nằm trong loại này). Hầu hết những phụ nữ mang đa thai có thể có một thai kỳ tương đối yên ổn và ít gặp phải các biến chứng. Thêm vào đó, việc bước vào thời kỳ mang song thai khi đã được trang bị kiến thức về các biến chứng và nguy cơ tiềm ẩn có thể giúp bạn phòng tránh, và có sự chuẩn bị nếu gặp phải bất kỳ nguy cơ hay biến chứng nào. Vì vậy, bạn đừng căng thẳng quá nhé, mang thai đôi thật sự an toàn đấy, nhưng bạn hãy đọc để biết thêm một vài thông tin cần thiết sau nhé.

Khi mẹ mang song thai, đa thai, bé có thể gặp những nguy cơ như:

Sinh non

Các ca đa thai có khuynh hướng sinh sớm hơn so với các ca đơn thai. Hơn một nửa số trẻ sinh đôi (59%), đa số các trẻ sinh ba (93%) và gần như tất cả các trẻ sinh tư phải sinh non. Trong khi trung bình những phụ nữ chỉ mang đơn thai sinh khi được khoảng 39 tuần, thì trung bình những phụ nữ mang song thai sinh khi được 35 – 36 tuần. Và trung bình các em bé sinh ba thường chào đời khi được 32 tuần, và các em bé sinh tư là 30 tuần. Bạn nên nhớ rằng thai kỳ của thai đôi được tính là 37 tuần chứ không phải 40 tuần như các mẹ sinh đơn thai khác. Xét cho cùng thì mặc dù các bé trong bụng mẹ càng đông càng vui, càng ấm cúng, nhưng không gian cũng càng chật chội khi các bé lớn lên. Hãy đảm bảo bạn biết các dấu hiệu chuyển dạ sinh non, và đừng chần chừ gọi bác sỹ ngay khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào nhé.

Nhẹ cân

Nhung nguy co cho thai nhi khi mang song thai da thai hinh anh

Bé có thể gặp nguy cơ nhẹ cân

Do nhiều trường hợp đa thai thường sinh non, đa số những trẻ này nặng dưới 2,5 kilogram khi chào đời và được xem là nhẹ cân. Nhờ vào những tiến bộ trong việc chăm sóc những trường hợp sơ sinh, hầu hết những trẻ có cân nặng từ 2,3 kilogram rồi cũng khỏe mạnh như các bé khác. Tuy nhiên, những bé có cân nặng ít hơn 1,4 kg có nguy cơ gặp các biến chứng về sức khỏe khi mới sinh cao hơn, cũng như các khuyết tật khác về sau này. Để giúp các con có cân nặng tốt hơn, bạn cần bảo đảm sức khỏe trong thai kỳ của mình ở tình trạng tốt nhất và có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng (bao gồm số lượng calorie cần thiết).

Hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau

Đây là một tình trạng trong tử cung, gặp ở khoảng 15% các trường hợp mang song thai cùng trứng và chung bánh nhau (các thai khác trứng hầu như không bao giờ mắc tình trạng này do chúng không chung bánh nhau), tình trạng này xảy ra khi các mạch máu trong bánh nhau chung giao nhau, dẫn đến việc một em bé được cung cấp quá nhiều máu và em bé còn lại nhận được quá ít. Tình trạng này gây nguy hiểm cho bé dù không ảnh hưởng đến mẹ. Nếu phát hiện thấy tình trạng này, bác sỹ có thể chọn cách chọc ối để làm cạn bớt dịch ối thừa, giúp cải thiện lưu lượng máu trong nhau và giảm nguy cơ chuyển dạ sinh non. Bác sỹ cũng có thể chọn cách khác là phẫu thuật laser để bịt lại chỗ nối giữa các mạch máu.

Xem thêm: Những nguy cơ khi mẹ mang song thai, đa thai




  1. Heidi Murkoff   Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edition, Workman Publishing, USA. Page 411 – 413
  2. Expecting Twins? Here Are 11 Things You Should Know, && http://www.webmd.com/baby/features/11-things-you-didnt-know-about-twin-pregnancies
  3. Pregnant with twins: what to expect, && http://www.babycentre.co.uk/a3787/pregnant-with-twins-what-to-expect
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com