Những nghi vấn: Có nên chụp X quang khi mang thai? Hay chụp X quang có ảnh hưởng đến thai nhi? Chụp X quang ảnh hưởng đến gì?…vvv Bài viết sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc xoay quanh vấn đề chụp X quang, ba mẹ xem ngay nhé!
Chụp X quang khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
Liều bức xạ trong chụp X quang khi mang thai được đo bằng đơn vị Rads, một loại đơn vị dùng để chỉ lượng bức xạ bị hấp thụ vào cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy nếu thai nhi nhiễm từ 10 Rads trở lên sẽ có nguy cơ gặp khuyết tật trong khả năng học tập hoặc các vấn đề về mắt sau này.
Tuy nhiên có một tin tốt lành là hầu hết các liều bức xạ trong chụp X quang thường thấp hơn rất nhiều so với con số 10 Rads, thậm chí rất hiếm trường hợp nào có liều bức xạ lớn hơn 5 rads.
Chẳng hạn như lượng bức xạ mà thai nhi có thể sẽ bị nhiễm khi mẹ chụp X quang răng khi mang thai chỉ vào khoảng 0.01 millirad (1 rad= 1000 millirad), theo đó phải mất đến 100.000 lần chụp X quang răng thì thai nhi mới có thể bị nhiễm 1 rad.
Chụp X quang khi mang thai không nguy hiểm như mọi người vẫn nghĩ
Ngoài ra nếu chụp X quang ngực thì lượng bức xạ thường vào khoảng 60 millirads, X quang bụng khoảng 290 millirads. Thậm chí mẹ có phải chụp cắt lớp CT (CT scan) đi chăng nữa, một chỉ định hầu như vô cùng hiếm gặp trong khi mang thai thì cũng chỉ có lượng bức xạ là 800 millirads mà thôi.
Tác nhân nguy hại hơn cả chụp X quang nhưng nhiều mẹ lơ là
Có một điều tự nhiên chắc hẳn sẽ khiến mẹ bất ngờ đó là trong suốt khi mang thai, thai nhi có thể đã phơi nhiễm khoảng 100 millirads bức xạ tự nhiên từ mặt trời và trái đất kể cả khi mẹ không chụp X quang.
Với các mẹ làm việc trong nhà kính, mẹ hãy để ý để không bị nhận quá nhiều bức xạ nhiệt qua cửa kính. Nếu cần, mẹ có thể xin chuyển chỗ làm việc của mình vào nơi không có nắng mạnh chiếu trực tiếp thì tốt hơn.
Vậy có nên chụp X quang khi mang thai?
Dù nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng từ việc mẹ chụp X quang khi mang thai là rất thấp nhưng để đảm bảo an toàn cao nhất cho mẹ, các chuyên gia vẫn khuyên các mẹ bầu trì hoãn việc chụp X quang cho đến khi em bé được sinh ra.
Trong trường hợp không thể trì hoãn và được bác sĩ chỉ định, các mẹ cũng đừng vì vậy mà từ chối chụp X quang bởi vì lượng bức xạ từ việc chụp X quang vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, tuy nhiên gia đình hãy thông báo với chuyên viên chụp X quang rằng mẹ đang mang thai để các chuyên viên có biện pháp bảo vệ phù hợp cho mẹ và bé.
Xạ trị khi mang thai gây nguy hiểm và không được chỉ định thực hiện
Nếu mẹ vừa được làm xạ trị trước khi mang thai thì mẹ nên trao đổi thật cẩn thận với các bác sĩ để có thể tránh được việc chạy xạ trị không mong muốn trong khi mang thai. Mẹ cũng nên trao đổi kỹ về lượng xạ mà em bé có thể nhận được để tìm thời điểm mang thai phù hợp hơn sau khi vừa chạy xạ trị.
Có một chuyện khá đau lòng là khá nhiều mẹ biết được mình bị ung thư khi đã mang thai. Với lòng yêu con vô bờ bến, mẹ chấp nhận không xạ trị để con an toàn mặc dù có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mình. Vì vậy mẹ hãy đi khám tầm soát ung thư cẩn thận trước khi quyết định có con để tránh được bi kịch này mẹ nhé.
- X-rays, Scans Generally safe in Pregnancy: Report. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/baby/news/20150903/x-rays-other-scans-generally-safe-in-pregnancy-report>. [Ngày 19 tháng 11 năm 2015].
- Is it safe to have an X-ray during pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.babycentre.co.uk/x536412/is-it-safe-to-have-an-x-ray-during-pregnancy>. [Ngày 19 tháng 11 năm 2015].
- Is it safe for a breastfeeding mom to get X-rays?. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/404_is-it-safe-for-a-breastfeeding-mom-to-get-x-rays_10370368.bc>. [Ngày 20 tháng 11 năm 2015].
- Radiology and breastfeeding. Đọc thêm tại: <https://www.breastfeeding.asn.au/bfinfo/radiology-and-breastfeeding>. [Ngày 20 tháng 11 năm 2015]
- Even More Breastfeeding Myths. Đọc thêm tại: <http://pediatrics.about.com/library/breastfeeding/blbreastfeedingp.htm>. [Ngày 20 tháng 11 năm 2015]
- X ray. Đọc thêm tại: <http://www.drugs.com/breastfeeding/x-rays.html>. [Ngày 20 tháng 11 năm 2015]