Chiếc bánh nhà gừng Noel thường được dùng để làm quà Giáng Sinh, vì nó đại diện cho tinh thần ấm áp, thân thuộc của sự đoàn tụ gia đình. Mặt khác, nó gắn liền với truyền thuyết về ngôi nhà bánh kẹo trong truyện Hansel và Gretel đấy.
Sự phát triển không ngừng của bánh gừng
Vì bánh gừng có kết cấu khá cứng cáp, nên từ xa xưa, người ta đã sớm dùng nó để tạo thành các hình thù khác nhau. Từ những năm 1600, Nuremberg đã được công nhận là “Gingerbread Capital of the World” – thủ đô bánh gừng của thế giới.
Ở đây, những bàn tay lành nghề đã bắt đầu sử dụng bánh để tạo ra các công trình phức tạp từ bánh gừng. Xu hướng này mau chóng lan rộng khắp châu Âu và ngày một phát triển hơn.
Bánh gừng không chỉ đơn thuần là một món bánh, mà nó còn là món ăn thực sự đã trở thành một bộ môn nghệ thuật vô cùng công phu. Bánh gừng thường góp mặt vào các sự kiện trọng đại như một sự xác nhận cho tính chất trang trọng, hoành tráng của sự kiện đó.
Ví như ở tòa án của Nữ hoàng Elizabeth I của Anh, bà đã cho khắc chân dung một số vị khách quan trọng của mình bằng… bánh gừng như một hình thức vinh danh cao quý.
Chiếc bánh gừng – Món ăn truyền thống gắn kết tình cảm gia đình trong lễ Giáng Sinh
Chiếc bánh gừng được xem là món ăn truyền thống trên bàn tiệc gia đình trong lễ Giáng Sinh, ngoài ra nó còn được sử dụng làm quà Giáng Sinh ý nghĩa, đầy tính sáng tạo với nhiều hình thù khác nhau.
Tuy nhiên hình thù phổ biến nhất của bánh gừng vẫn là ngôi nhà Giáng Sinh y như thật trong từng chi tiết: tường, mái, cửa sổ, hàng rào và cả phần sân tuyết phủ với rất nhiều yếu tố trang trí mang màu sắc lễ hội khác.
Cùng làm bánh nhà gừng Noel dành tặng người thân thôi nào!
Hình ảnh bánh nhà gừng Noel mang nhiều ý nghĩa. Một mặt, nó được tin là đại diện cho tinh thần ấm áp, thân thuộc của sự đoàn tụ gia đình. Mặt khác, nó gắn liền với truyền thuyết về ngôi nhà bánh kẹo trong truyện Hansel và Gretel, trích từ bộ truyện cổ Grimm, nên sẽ là món quà Giáng Sinh ý nghĩa để dành tặng cho người thân.
Ngày nay, trong đời sống người châu Âu, bánh nhà gừng Noel không chỉ là truyền thống bắt buộc phải có, mà còn là yếu tố gắn kết các thành viên gia đình với nhau. Mỗi dịp lễ về, người lớn trong nhà sẽ đảm nhiệm phần nướng “tường” nhà, “ngói” nhà, xây “móng”, trong khi trẻ em giúp đỡ bố mẹ trang trí ngôi nhà của gia đình bằng đường và kẹo dẻo rực rỡ.
Mẹ Nhím (Sưu tầm)
Xem thêm:
>> Chiếc bánh gừng Noel cho mùa đông thêm ấm áp
>> Chiếc bánh gừng Giáng Sinh - quà tặng không thể thiếu