Bị ngứa khi mang thai do ứ mật thai kỳ là triệu chứng thường gặp, cũng không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên coi thường. Mẹ nào nghi ngờ mình bị ứ mật thai kỳ thì đến gặp bác sĩ ngay, vì phòng ngừa sớm vẫn tốt hơn
“4, 5, 6” – Hiền ngồi đếm – “A! Vậy còn tầm 3 tháng nữa là đứa con yêu của mình ra đời rồi! Ôi con yêu, mẹ mong con từng phút từng giây!”. Thời gian thấm thoát trôi qua nhanh thật, mới hôm nào Hiền nhảy cẩng lên qua điện thoại thông báo với tôi rằng nàng có thai, giờ đây nhỏ bạn tôi sắp sinh rồi, nhìn nó vừa cười, vừa xoa bụng một cách hạnh phúc mà mình thấy mừng cho nó, không có điều gì thiêng liêng bằng được làm mẹ.
Vừa ngồi nói chuyện với nó mới để ý, tuy nhìn nó rất yêu đời nhưng vẫn không tránh khỏi nét xanh xao, mệt mỏi, vàng da cứ như mấy người bị bệnh gan lâu năm, có gặng hỏi nó, nó mới để ý và nói không biết tại sao, nó vẫn ăn uống bình thường và điều độ. À, mà nó nói thêm dạo này hay bị ngứa khi mang thai vô duyên vô cớ nữa, nó lo sẽ ảnh hưởng tới đứa con!
Nghe nó kể thêm về tình trạng hiện tại, nghe có vẻ giống triệu chứng của bệnh ứ mật thai kỳ. Đây là một triệu chứng thường thấy ở các bà mẹ khi mang thai, cũng không quá nguy hiểm nhưng cũng không thể coi thường được, các mẹ nào có triệu chứng giống bạn tôi cũng nên xem qua bài này nhé, chẩn đoán và điều trị sớm vẫn tốt hơn!
Xem thêm Bị ngứa khi mang thai có phải do bệnh ứ mật thai kỳ.
Chẩn đoán bệnh ứ mật thai kỳ
Để chẩn đoán bệnh ứ mật thai kỳ, bác sĩ có thể:
- Thăm hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của mẹ.
- Thực hiện kiểm tra lâm sàng.
- Xét nghiệm máu: Gửi mẫu máu về phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng hoạt động gan (chức năng gan) và hàm lượng muối mật trong máu của mẹ.
- Chụp CT vùng bụng.
- Chụp MRI vùng bụng.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) (cũng có thể xác định nguyên nhân).
- Siêu âm bụng.
Điều trị bệnh ứ mật thai kỳ
Khi điều trị, mục tiêu của bác sĩ là giúp các mẹ ngăn ngừa các biến chứng và giảm bị ngứa khi mang thai. Ngứa có thể được điều trị bằng thuốc bôi chống ngứa, thuốc nước hoặc corticosteroids. Các bác sĩ cũng có thể dùng thuốc để giảm nồng độ của axit mật. Nếu ứ mật gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi thì sinh sớm cũng là một phương pháp giải quyết đấy!
Phòng ngừa bệnh ứ mật thai kỳ bằng cách nào?
Nếu mẹ có nguy cơ bị ứ mật thai kỳ, hãy chích ngừa viêm gan A, B trước khi mang thai. Mẹ cần lưu ý không sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch và dùng chung kim tiêm với người khác, mẹ nhé!
- Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
- Cholestasis. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000215.htm>. [Ngày 22 tháng 12 năm 2014].
- Cholestasis of pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cholestasis-of-pregnancy/basics/causes/con-20032985>. [Ngày 22 tháng 12 năm 2014].
- Pregnancy complications. Đọc thêm tại: <http://www.marchofdimes.org/pregnancy/liver-disorders.aspx#>. [Ngày 22 tháng 12 năm 2014].