Sinh con

Các dấu hiệu chuyển dạ ở kỳ chuyển dạ tích cực

Các dấu hiệu chuyển dạ của kỳ chuyển dạ tích cực thường ngắn hơn kỳ đầu, kéo dài trung bình từ 2 – 3.5 giờ đồng hồ (nhanh hoặc lâu hơn vẫn được coi là bình thường).

Lúc này, các cơn co thắt xảy ra dày đặc, diễn ra nhanh hơn và cường độ cũng dần tăng lên (đau hơn). Khi co thắt trở nên mạnh hơn, thường xuyên hơn (cách nhau khoảng 3 – 4 phút), lâu hơn (từ 40 – 60 giây), và bạn cảm thấy cơn đau rõ ràng giữa các cơn co thắt, thì có thể cổ tử cung của bạn đã giãn rộng ra đến 7 cm. Bạn cũng có ít cơ hội được nghỉ ngơi giữa các cơn co thắt hơn.

Tốt nhất, trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ này, bạn nên đến bệnh viện hoặc nhà hộ sinh. Bạn có thể sẽ cảm thấy tất cả hoặc một số những triệu chứng sau (trừ phi bạn đã được gây tê ngoài màng cứng):

  • Cảm giác đau và khó chịu ngày càng tăng theo các cơn co thắt (bạn có thể không nói năng gì được lúc này)
  • Đau lưng nhiều hơn
  • Cảm giác khó chịu và nặng nề ở chân
  • Mệt mỏi rã rời
  • Máu báo chuyển dạ ra nhiều hơn
  • Vỡ ối (nếu chưa vỡ trước đó), hoặc bây giờ có thể bạn sẽ được gây vỡ ối nhân tạo.

Về mặt cảm xúc, bạn có thể cảm thấy không yên và khó thư giãn; hoặc có thể bạn sẽ trở nên tập trung cao độ hơn và hoàn toàn chăm chú vào việc chuyển dạ. Sự tự tin và kiên nhẫn của bạn có thể bắt đầu bị dao động, hoặc bạn có thể cảm thấy phấn khích và lên tinh thần vì mọi thứ thật sự đang bắt đầu diễn ra. Dù bạn cảm thấy thế nào đi nữa thì đây là các dấu hiệu chuyển dạ bình thường– hãy sẵn sàng bắt đầu vượt cạn đi nào.

Trong thời gian chuyển dạ tích cực, nếu tất cả tiến triển bình thường và an toàn, nhân viên bệnh viện hoặc người hộ sinh sẽ để bạn ở một mình (hoặc ở đó nhưng không gây ảnh hưởng đến bạn), kiểm tra và theo dõi tình trạng của bạn nếu cần, nhưng cũng cho phép bạn trải qua quá trình chuyển dạ với người hỗ trợ sinh khác bên cạnh mà không can thiệp. Họ có thể sẽ:

  • Kiểm tra huyết áp.

Các dấu hiệu chuyển dạ ở kỳ chuyển dạ tích cực

Kiểm tra huyết áp của mẹ
  • Theo dõi tình trạng em bé với Doppler hoặc máy theo dõi tim thai.
  • Theo dõi cường độ và tần suất của các cơ co thắt của bạn.
  • Đánh giá mức độ và chất lượng dịch dính máu tiết ra từ âm đạo bạn.
  • Cho truyền dịch nếu bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng.
  • Có khả năng họ sẽ cố gắng giục sinh cho bạn nếu quá trình chuyển dạ tiến triển quá chậm bằng cách dùng Pitocin hoặc làm vỡ ối nhân tạo nếu túi ối vẫn còn nguyên.
  • Định kỳ kiểm tra tình trạng bên trong của bạn để xem sự chuyển dạ đang tiến triển thế nào, cổ tử cung đã giãn và mỏng đi chưa.
  • Cho thuốc giảm đau nếu bạn muốn.

Các nhân viên y tế cũng sẽ có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn (đừng ngại hỏi hoặc có thể nhờ người hỗ trợ sinh hỏi giúp bạn) và động viên bạn khi nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu bạn sắp sinh.




  1. Heidi Murkoff   Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edition, Workman Publishing, USA. Page 383 – 385
  2. Third stage of labour, && https://www.nct.org.uk/birth/third-stage-labour
  3. The stages of labor, && http://www.babycenter.com/stages-of-labor
  4. Stages and Phases of Labor: Early, Active, and Transitional, http://www.whattoexpect.com/pregnancy/labor-and-delivery/childbirth-stages/three-phases-of-labor.aspx
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com