Sinh con

Những việc nên làm sau khi sinh – Giai đoạn xổ nhau thai

Bài viết chia sẻ những việc nên làm sau khi sinh con ở giai đoạn xổ nhau thai, không chỉ là lời khuyên dành cho mẹ mà còn có phần của các ông bố nữa đấy. Tham khảo ngay nhé!

Những việc mẹ có thể làm ở giai đoạn xổ nhau thai

  • Việc đầu tiên mẹ nên làm sau khi sinh là hãy ôm bé một cách ấm áp! Ngay sau khi dây rốn được cắt, mẹ sẽ có cơ hội được cho con bú hoặc chỉ đơn giản là ôm ấp con và nói chuyện với bé nữa. Đặc biệt, do bé sẽ nhận ra giọng nói của mẹ nên những lời thì thầm, thủ thỉ, hát ca của mẹ sẽ làm bé thấy dễ chịu (thế giới này với bé hoàn toàn mới lạ, và mẹ sẽ có thể giúp bé hình dung ra một chút về nó). Vì một vài lý do nào đó, bé yêu của mẹ có thể cần được giữ trong nôi sưởi ấm một lúc hoặc để người hỗ trợ sinh bế trong thời gian xổ nhau thai – nhưng đừng lo, còn rất nhiều thời gian để mẹ tạo sự gắn kết với bé mà.
  • Cũng hãy dành thời gian cho ông xã nữa mẹ nhé – sau khi trải qua những vất vả của quá trình sinh con, mẹ hãy tận hưởng giây phút hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình đi nào.
  • Giúp đưa nhau thai ra, nếu cần, bằng cách rặn đẩy khi được bảo. Một số phụ nữ thậm chí còn không cần rặn chút nào để tống nhau thai ra. Nếu cần mẹ làm gì, bác sĩ sẽ cho mẹ biết.
  • Giữ kiên nhẫn trong thời gian khâu vết rạch hoặc vết rách ở tầng sinh môn.
  • Hãy tự hào vì mẹ đã hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của mình!

Những việc nên làm sau khi sinh - Giai đoạn xổ nhau thai

Ôm bé vào lòng là một trong những việc mẹ nên làm sau khi sinh

Những gì còn lại phải làm sau đó là việc bác sĩ sẽ khâu lại bất kỳ vết rách nào (nếu chưa được gây tê, mẹ sẽ được gây tê cục bộ) và vệ sinh cho mẹ. Sau khi sinh, có thể mẹ sẽ được nhận một túi đá lạnh chườm vùng đáy chậu để giảm sưng – nếu không có thì mẹ hãy hỏi xin nhé. Y tá cũng sẽ giúp mẹ mang băng vệ sinh hoặc lót vài miếng băng dày dưới mông mẹ sau khi sinh (vì mẹ sẽ ra rất nhiều máu). Ngay khi mẹ cảm thấy đủ khỏe, mẹ sẽ được chuyển sang phòng hậu sản.

Người hỗ trợ sinh nên làm gì sau khi mẹ sinh em bé

Nếu có người đỡ đẻ bên cạnh, bà ấy có thể tiếp tục giúp đỡ bạn, tập trung vào những việc chăm sóc hậu sản thiết thực trong khi bạn dành thời gian ấm áp bên gia đình nhỏ. Trong lúc đó, người hỗ trợ sinh (thường là người chồng) có thể làm những việc sau:

  • Tặng những lời khen xứng đáng cho vợ bạn, và cũng nên cảm thấy tự hào về chính bản thân mình vì đã làm tốt mọi việc.
  • Bắt đầu tạo mối gắn kết với thiên thần bé bỏng của bạn – bằng cách ẵm bồng và ôm ấp bé, và nói chuyện hoặc hát nhỏ. Hãy nhớ rằng con bạn vẫn thường nghe giọng nói của bạn từ khi còn ở trong bụng mẹ và đã quen thuộc với nó. Việc nghe được giọng nói của bạn lúc này sẽ giúp bé thấy dễ chịu dù đang ở trong một môi trường mới còn nhiều lạ lẫm.
  • Cũng đừng quên âu yếm và tạo gắn bó với vợ bạn nữa.
  • Hỏi xin túi đá để làm dịu vùng đáy chậu của vợ nếu y tá không mang đến.
  • Đi mua ít nước ép trái cây cho vợ bạn, vì có thể cô ấy đang rất khát. Sau khi cô ấy đã được uống đủ nước, và nếu có hứng thì hai bạn có thể mở champagne ăn mừng rồi.
  • Nếu có mang theo máy ảnh hoặc máy quay, bạn có thể chụp những bức hình đầu tiên hoặc quay lại những khoảnh khắc đáng yêu của bé.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff   Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edition, Workman Publishing, USA. Page 397 – 398
  2. Third stage of labour, && https://www.nct.org.uk/birth/third-stage-labour
  3. The stages of labor, && http://www.babycenter.com/stages-of-labor
  4. Stages and Phases of Labor: Early, Active, and Transitional, http://www.whattoexpect.com/pregnancy/labor-and-delivery/childbirth-stages/three-phases-of-labor.aspx
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com