Nuôi con

Tính cách của trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi đa dạng đến không ngờ

Tính cách của trẻ 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi có thể rất khác nhau. Vì vậy, cha mẹ nên linh động trong cách dạy con tùy vào tính cách của từng trẻ em để đạt hiệu quả cao nhất.

Có thể phân tính cách của trẻ 3 tuổi cho đến 5 tuổi vào 3 nhóm chính như sau:

  • Trẻ dễ tính, dễ chịu: Trẻ biểu lộ cảm xúc tích cực, phản ứng một cách nhẹ nhàng với điều gì làm bé khó chịu, dễ dỗ dành. Dễ đưa trẻ vào thời gian biểu ăn và ngủ mới vì trẻ rất dễ thích nghi với thay đổi, thức ăn lạ hay người mới, trường học mới. Nếu con mình thuộc nhóm này, xin chúc mừng cha mẹ vì việc dạy con sẽ khá dễ chịu.

Tính cách của trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi đa dạng đến không ngờ

Trẻ dễ tính, dễ chịu
  • Trẻ khó tính, khó chịu: Trẻ hay quấy khóc, thất thường trong thói quen ăn uống và ngủ, dễ nổi giận, khó dỗ dành, khó thích nghi với sự thay đổi. Với những trẻ này, cha mẹ cần kiên nhẫn hơn, không nên nóng giận và phải nhất quán cao trong cách dạy con.

Tính cách của trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi đa dạng đến không ngờ hình ảnh 2

Trẻ khó tính, khó chịu
  • Trẻ chậm thích nghi (hoặc mắc cỡ): Vào lúc đầu, trẻ có thể có phản ứng tiêu cực với những điều mới hoặc với thay đổi; nhưng sau đó trẻ sẽ chuyển dần sang giống như trẻ dễ chịu.

Tính cách của trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi đa dạng đến không ngờ hình ảnh 3

Trẻ chậm thích nghi (hoặc mắc cỡ)

3 nhóm tính khí này giúp bạn dễ dàng nhận biết con mình đang thuộc nhóm nào, nhưng không hoàn toàn đem lại một cái nhìn toàn diện về trẻ. Hơn nữa, hành vi của trẻ cũng có thể thay đổi tùy giai đoạn. Do đó có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu về con qua 9 góc độ khác nhau. Những phương diện khác nhau về tính cách của trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi có thể tổng kết như sau:

  1. Mức độ hoạt động: hằng ngày trẻ hiếu động như thế nào, nhiều hay ít? Hay táy máy ra sao? (đôi khi ảnh hưởng cả giấc ngủ)
  2. Nhịp độ và sự điều độ: các chức năng cơ bản hằng ngày của trẻ có theo một nhịp độ hay thói quen nào không? Ví dụ như hay ăn vào khi nào, hay ngủ ở đâu, hay khi nào đi vệ sinh.
  3. Thích tiếp cận hay rút lui: cách trẻ phản ứng lần đầu tiên với một kích thích mới (người lạ, một tình huống mới, một nơi chốn mới, thức ăn mới, hay lịch sinh hoạt mới) ra sao? trẻ phản ứng một cách dạn dĩ, chậm rãi hay chần chừ?
  4. Sự thích nghi: trẻ thích nghi với thay đổi dễ dàng như thế nào? Có quá khó khăn không? Và trẻ tự thay đổi phản ứng của mình ra sao?
  5. Cường độ phản ứng: cách trẻ phản ứng với những tình huống hằng ngày mạnh hay nhẹ nhàng? Có hướng tích cực hay tiêu cực?
  6. Tâm trạng: trẻ nói năng và cư xử nhẹ nhàng dễ chịu hay không thân thiện, cáu bẳn?
  7. Khả năng chú ý: trẻ có khả năng tập trung, hay chăm chú làm một việc gì đó ra sao? Trẻ tập trung được đến mức nào khi bị thứ khác làm xao lãng?
  8. Khả năng bị xao lãng: trẻ có dễ bị xao lãng về mặt hình ảnh hoặc âm thanh khi đang làm gì đó hay không?
  9. Ngưỡng giác quan: mức độ kích thích lên trẻ lớn đến cỡ nào thì trẻ mới phản ứng lại? Một số trẻ phản ứng ngay lập tức (nhạy cảm) với kích thích nhẹ, một số khác lại cần nhiều hơn.

Sự nhất quán trong việc giữ thói sinh hoạt hằng ngày, rèn luyện kỷ luật cho trẻ và hỗ trợ, tham gia với trẻ trong mọi hoạt động khác là rất quan trọng. Ngoài ra, thường xuyên khuyến khích, động viên con sẽ giúp tạo nên một môi trường tích cực ở nhà cũng như ngoài xã hội. Nếu bạn không nhất quán, hành vi của trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu theo.

Nếu bạn cho phép con thấy những hành động bạo lực, hoặc xem phim, TV hoặc tham gia các trò chơi bạo lực, trẻ cũng sẽ trở nên quậy phá hơn. Tính cách của trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi được phát triển theo chiều hướng nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy con và chọn trường cho bé đấy!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

Richard Woolfson, 2015, Your preschooler bible, Octopus Publishing Limited, 2nd edition, page 139,142
Origin of personality, tham khảo tại http://www.acamedia.info/sciences/sciliterature/origin_of_personality.htm, [9/11/2015]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com