Sức khỏe

Ngăn ngừa rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên bằng cách nào?

Các rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên như chứng chán ăn hoặc ăn uống vô độ đang ngày càng trở nên phổ biến, và tất nhiên rối loạn này sẽ kèm theo những hậu quả không mong muốn nếu không được điều trị kịp thời. Vậy có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này?

Trẻ em là những người rất hay bắt chước, vì thế cha mẹ, thầy cô và những người lớn khác có thể đóng vai trò rất quan trọng để phòng ngừa rối loạn ăn uống ở trẻ và giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn về cơ thể mình.

Để giúp con ngăn ngừa rối loạn này, cha mẹ hãy giúp con xây dựng “mối quan hệ” lành mạnh với thức ăn với những gợi ý sau:

  • Cố gắng đừng gán ghép cho đồ ăn nào là “ngon”, đồ ăn nào là “dở” – vì điều này sẽ gây ra sự thèm ăn cùng cảm giác tội lỗi ở con khi ăn những món “dở”.
  • Tránh sử dụng thức ăn như một cách hối lộ hay trừng phạt con.
  • Để tránh tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên, cha mẹ nên chấp nhận rằng con có thể có những thói quen ăn uống khác với người lớn – ví dụ, trẻ có thể yêu cầu thêm thức ăn thường xuyên hơn trong ngày hoặc có những giai đoạn trẻ thích hay không thích một số món ăn cụ thể nào đó.
  • Không ăn kiêng một cách vội vã hòng giảm cân nhanh chóng hoặc bắt con thực hiện chế độ ăn kiêng.
  • Cho phép con ăn khi đói và dừng lại khi đã no. Đừng bắt con phải ăn hết tất cả mọi thứ trên dĩa của mình.

Ngăn ngừa rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên bằng cách nào

Giúp con hình thành thói quen ăn uống có chừng mực

Ngoài ra, cha mẹ có thể khuyến khích con có cảm nhận tốt về cơ thể của mình:

  • Thể hiện sự chấp nhận về các hình dáng, kích cỡ cơ thể khác nhau, kể cả cơ thể của chính cha mẹ.
  • Cố gắng cho trẻ cảm thấy cơ thể của cha mẹ có vẻ đẹp riêng và hoạt động tốt. Ví dụ cho trẻ thấy về việc ăn uống lành mạnh và chế độ thể dục hợp lý, có thể tránh khỏi tình trạng rối loạn ăn uống.
  • Đừng chỉ trích hay trêu chọc con về ngoại hình của con.
  • Khuyến khích con “lắng nghe” cơ thể của mình và làm quen với những cảm xúc và trải nghiệm cơ thể khác nhau.
  • Khuyến khích con tham gia các môn thể thao và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh và để thúc đẩy sự tự tin về cơ thể của mình.

Cuối cùng, cha mẹ hãy khuyến khích lòng tự trọng của con – một ý thức mạnh mẽ về bản sắc và giá trị bản thân là yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ đối phó với những áp lực của cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ có thể:

  • Giúp con phát triển những chiến lược ứng phó hiệu quả.
  • Khuyến khích con bày tỏ những nhu cầu và mong muốn của bản thân, để đưa ra các quyết định (và đối đầu với những hậu quả), theo đuổi những thế mạnh của bản thân.
  • Cho phép con nói “Không”, khuyến khích con nên cương quyết nếu cảm thấy mình đang bị đối xử không đúng.
  • Giúp con phát triển khả năng nhận thức phê phán đối với những hình ảnh và thông điệp mà con nhận được từ các chương trình truyền hình và tạp chí.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Eating Disorders. Đọc thêm tại:<http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eating-disorders/basics/definition/con-20033575>. [Ngày 13 tháng 9 năm 2015].
  2. Eating Disorders. Đọc thêm tại:<http://kidshealth.org/parent/emotions/feelings/eating_disorders.html>. [Ngày 13 tháng 9 năm 2015].
  3. Eating Disorders – Adolescents. Đọc thêm tại:<http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Eating_disorders_adolescents>. [Ngày 13 tháng 9 năm 2015].
  4. The Rise of Eating Issues and Disorders. Đọc thêm tại:<http://kidshealth.org/parent/positive/_issues2012/2012_eatingdisorders.html?tracking=P_RelatedArticle>. [Ngày 13 tháng 9 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com