Công dụng của tinh dầu tràm rất đa dạng nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì có thể bị phản tác dụng đấy ạ. Bài viết chia sẻ một số lưu ý khi sử dụng, bạn tham khảo ngay để phát huy tối ưu tác dụng của tinh dầu tràm nhé!
Công dụng của tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm (cajeput oil) được tạo ra bằng cách chưng cất lá tươi và cành non của các cây thuộc họ tràm như Melaleuca leucadendra và Melaleuca quinquenervia.
Tinh dầu tràm (cajeput oil) khác với các loại tinh dầu tràm trà (tea tree oil) – được chưng cất từ cây Melaleuca alternifolia và niauli oil – chiết xuất từ cây Melaleuca viridiflora, cũng thuộc họ Tràm.
Tinh dầu tràm chứa nhiều cineole, hoạt chất này khi thoa lên sẽ khiến bề mặt da hơi rát và ấm, từ đó làm dịu đi các cơn đau dưới da. Công dụng của tinh dầu tràm rất đa dạng, người ta thường dùng nó để chữa một số các chữa đau răng, cảm mạo, nhức đầu, u bướu, nấm da, đau khớp, làm chất long đàm và dưỡng ẩm cho da.
Một số người còn thoa tinh dầu tràm lên da để trị cái ghẻ và lang beng. Tinh dầu tràm cũng có thể được sử dụng trực tiếp hoặc chế biến chung với các nguyên liệu khác để làm thuốc chữa đau khớp và những cơn đau khác. Hít tinh dầu tràm còn có tác dụng long đàm.
Ngoài ra, tác dụng của tinh dầu tràm còn được phát huy cả trong việc khám chữa bệnh. Trong nha khoa, tinh dầu tràm được dùng để làm dịu đau nướu sau khi nhổ răng. Người ta cũng thường cho một ít tinh dầu tràm vào đồ ăn hoặc thức uống để tăng thêm mùi vị.
Để biết rõ hơn về tác dụng của tinh dầu tràm, bạn xem thêm ở bài viết Bạn đã biết 9 tác dụng tuyệt vời này của tinh dầu tràm chưa?
Một vài lưu ý trong cách sử dụng tinh dầu tràm
Nếu chỉ thêm một lượng nhỏ tinh dầu tràm vào thức ăn để làm tăng hương vị thì không sao. Tuy nhiên, độ an toàn của việc dùng một lượng lớn tinh dầu tràm bằng đường miệng vẫn chưa được kiểm chứng.
Nếu dùng trên da lành, tinh dầu tràm có thể an toàn với phần lớn mọi người, nhưng dĩ nhiên vẫn có thể xảy ra dị ứng ở một số người. Bên cạnh đó, hít tinh dầu tràm có thể gây nguy hiểm và gây ra những vấn đề về hô hấp như khởi phát các cơn hen suyễn.
Có rất ít tài liệu đáng tin cậy chứng minh độ an toàn của việc sử dụng tinh dầu tràm cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy các đối tượng này nên tránh sử dụng tinh dầu tràm nhé.
Hít thở hoặc thoa tinh dầu tràm lên vùng mặt thường không an toàn với trẻ em và có thể gây ra những triệu chứng suy hô hấp.
Liều lượng sử dụng tinh dầu tràm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một vài tình trạng khác. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một thông tin khoa học nào xác định rõ liều dùng của tinh dầu tràm. Do đó, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo thêm ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng các sản phẩm có chứa tinh dầu này.