Sức khỏe

Những điều cần biết khi bé bị rôm sảy và cách điều trị

Bé bị rôm sảy là khi cơ thể bé đột ngột xuất hiện các nốt phát ban màu đỏ tươi ở vùng cổ, vùng dưới cánh tay, hoặc ở phần rìa của bỉm tã hoặc quần lót. Khi thời tiết oi bức hay ẩm ướt, tình trạng trẻ bị rôm sảy ngày càng nhiều.

Nếu bé có những triệu chứng như vậy, mẹ cần đặc biệt lưu ý vì rôm sảy thường không gây đau, nhưng bệnh có thể gây ngứa ngáy khó chịu kèm theo cảm giác như bị kim châm. Ngoài ra, một số mụn nhọt có thể bị mềm khi mẹ chạm tay vào.

Nguyên nhân bé bị rôm sảy

Khi thời tiết nóng nực hay ẩm ướt, cơ thể bé sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát và hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu bé bị ra mồ hôi quá nhiều sẽ làm cho lỗ chân lông của da bị tắc nghẽn, từ đó mồ hôi không thể thoát ra ngoài khiến bé bị rôm sảy. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cơ địa đặc biệt, dễ bị rôm sảy bởi vì lúc này các tuyến mồ hôi của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

Rôm sảy thường hay xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp hay những nơi quần áo ôm vừa khít lấy cơ thể bé. Những bộ quần áo bó sát hoặc mặc quá nhiều lớp quần áo cũng có thể làm cho mồ hôi không thể thoát đi được, khiến cho tình trạng rôm sảy nặng thêm. Nếu đội nón, bé cũng có thể bị phát ban ở da đầu hoặc vùng trán luôn đó mẹ à.

Rôm sảy

không quá nguy hiểm

Khi bé bị rôm sảy mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, bởi vì đây chỉ là dấu hiệu cho thấy nhiệt độ cơ thể bé đang ở mức quá cao, chỉ cần mẹ làm mát cho bé là mọi chuyện sẽ ổn ngay thôi mà.

Tuy nhiên, mẹ nhớ làm mát để hạ nhiệt cho bé ngay, nếu không mọi chuyện có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều, bởi vì bé có thể bị kiệt sức do nhiệt hoặc bị sốc nhiệt đấy.­­­ Nếu bé bị kiệt sức do nhiệt độ hoặc bị sốc nhiệt sẽ rất nguy hiểm vì bé sẽ không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể (nhiệt độ cơ thể bé sẽ tăng cao hơn nhiều so với bình thường), thêm vào đó, bé cũng có thể rơi vào tình trạng bị mất nước.

Cách trị rôm sảy cho bé

Phần lớn các trường hợp rôm sảy sẽ tự biến mất trong vòng một vài ngày. Tuy vậy, để làm giảm sự khó chịu và ngứa ngáy cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

Những điều cần biết khi bé bị rôm sảy và cách điều trị

Cách chữa rôm sảy cho bé
  • Cố gắng làm giảm nhiệt độ và độ ẩm trong phòng bé. Mẹ hãy đưa bé vào một căn phòng có gió thoáng mát hoặc một nơi có bóng râm. Mẹ cũng có thể đặt một chiếc quạt ở trong phòng của bé để phòng được thông khí.
  • Hãy cởi bỏ quần áo của bé hoặc cho bé mặc quần áo bằng chất liệu vải cotton. Những loại vải tổng hợp như polyester và nylon làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn các trang phục may từ chất liệu tự nhiên như vải cotton. Ngoài ra, nếu có thể mẹ hãy nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo của bé, giữ cho bé không phải mặc tã lót trong thời gian càng lâu càng tốt.
  • Làm mát cơ thể bé. Mẹ có thể áp một chiếc khăn lạnh lên vùng da bị rôm sảy của bé hoặc tắm cho bé, nếu có thể thì thay vì lau khô cho bé bằng khăn, mẹ hãy để da bé khô tự nhiên nhé.
  • Sử dụng thuốc calamine lotion. Nếu bé quấy khóc khi mẹ chạm vào da, mẹ có thể thoa calamine lotion lên da cho bé (nhưng phải tránh vùng mắt của bé) nha mẹ. Đây cũng là một trong những cách điều trị rôm sảy cho bé khá hay đấy.
  • Sử dụng kem thoa ngoài da có chứa hydrocortisone (0,5%). Nếu tình trạng phát ban của bé ở mức độ nặng, mẹ có thể cho bé bôi kem có chứa hydrocortisone. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Mẹ cần tránh dùng những loại lotion hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da khác, vì chúng có thể làm cho tình trạng phát ban trở nên nặng hơn do nhiệt không thể thoát ra ngoài.
  • Mẹ có thể cho bé sử dụng paracetamol để hạ sốt và giúp bé cảm thấy thoái mái hơn. Cần lưu ý không cho bé uống Aspirin vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, đây là hội chứng có thể đe dọa đến tính mạng của bé đấy.

Trong thời gian này mẹ hãy kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên, ngay cả khi mẹ nghĩ rằng thân nhiệt của bé vẫn mát như bình thường thì việc kiểm tra cũng không thừa đâu. Nếu sau khi sử dụng thuốc hạ sốt nhưng bé vẫn bị sốt cao hoặc những nốt phát ban vẫn không biến mất sau 3 hoặc 4 ngày, hay càng lúc bé càng bị phát ban nhiều hơn, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.

Những lưu ý để bé không bị rôm sảy

Việc phòng ngừa rôm sảy cho bé cũng không hề khó đâu, chỉ cần mẹ chú ý một số điều dưới đây là được.

  • Vào những ngày nắng nóng, mẹ hãy cho bé mặc những trang phục nhẹ, mềm, thông thoáng, những trang phục có chất liệu cotton nên là ưu tiên hàng đầu.
  • Ngoài ra, nếu thời tiết quá oi bức, mẹ hãy cho bé ở trong nhà hoặc tìm những nơi có bóng râm hoặc có gió, thoáng mát để bé có thể chơi bên ngoài.
  • Đảm bảo cho bé uống đủ nước để bé không bị mất nước.
  • Nếu không có điều hòa không khí, quạt điện cũng là một giải pháp làm bốc hơi độ ẩm và giữ mát cho làn da bé. Tuy vậy, mẹ nhớ đặt quạt ở khoảng cách vừa đủ để tạo ra một làn gió nhẹ thoảng qua người bé, chứ đừng để quạt sát người bé, mẹ nhé!
  • Một số mẹ thấy trẻ bị rôm sảy thì thường thoa các loại phấn, kem và dầu lên người bé. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng phấn trẻ em không thể cải thiện hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của rôm sảy. Còn các loại kem dưỡng da, các loại dầu có khuynh hướng làm cho da của bé ấm lên, hoặc sẽ góp phần làm tắc ngẽn các tuyến bã đấy.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ. Đọc thêm tại: <http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/154/benh-rom-say-o-tre-nho.html>. [Ngày 11 tháng 09 năm 2015].
  2. Heat rash in babies. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com.au/a548388/heat-rash-in-babies>. [Ngày 11 tháng 09 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com