Cách trị bỏng tại nhà từ cây lô hội, mật ong, tinh dầu hoa oải hương… được nhiều người yêu thích và tin tưởng. Cùng mekhonghoanhao tìm hiểu xem những thực phẩm này có hiệu quả như thế nào trong việc trị bỏng nhé!
Cách chữa bỏng bằng cây lô hội (nha đam)
Trộn 15g lô hội và 10 giọt tinh dầu hoa oải hương với nhau thành một hỗn hợp quánh dẻo rồi bôi một lượng vừa đủ lên vết bỏng.
Lô hội giúp ngăn cản việc tiết ra các hóa chất trung gian gây đau trong cơ thể. Nó có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tuần hoàn, ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn và nấm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy lô hội giúp làm tăng tốc độ hồi phục của các vết thương, vết bỏng, cải thiện bệnh vẩy nến và tăng cường sự hồi phục của các mô sau khi bị tê cóng. Mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu đều ủng hộ kết quả này.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thời đại khác nhau cho rằng thoa lô hội ngay sau khi bị bỏng có thể hữu ích trong các trường hợp bị bỏng ở mức độ 1 hoặc 2. Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương cũng có những tính chất tương tự, như: kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn và nấm.
Mật ong – Chất giảm đau “ngọt ngào”
Dùng một con dao nhỏ quẹt một lượng mật ong vừa đủ lên gạc vô trùng rồi bao phủ lấy vết bỏng. Dán mép gạc tại vị trí sao cho thoải mái, không ép vết bỏng quá chặt. Sau mỗi 6 giờ đồng hồ lại rửa sạch nhẹ nhàng vùng da đó và thay băng khác.
Dùng mật ong chữa bỏng đã được sử dụng từ lâu đời. Các nghiên cứu khoa học cho biết mật ong có tính kháng khuẩn và giúp gia tăng tốc độ hồi phục vết bỏng tương đương với nhiều loại băng ép trị bỏng có chứa bạc sulfadiazine thông thường.
Lưu ý: Nếu bạn sợ da bị nhiễm trùng thì có thể sử dụng mật ong Manuka. Chữa bỏng bằng mật ong này cực kỳ hiệu quả, được bày bán nhiều trong các cửa hàng thực phẩm và giá cả khá đắt. Nếu không tìm được loại mật ong này, bạn có thể trộn một muỗng mật ong bình thường với lô hội và đắp lên gạc. Hiệu quả hồi phục sẽ tăng lên gấp đôi.
Cách trị bỏng tại nhà bằng trà túi lọc
Cách trị bỏng tại nhà với trà túi lọc
Rót nước sôi vào một cái tách rồi nhúng túi trà vào đó (có thể sử dụng trà xanh, trà đen hay trà hoa cúc La Mã đều được). Để túi trà trong nước cho tới khi nguội bằng nhiệt độ phòng. Sau đó nhúng một miếng vải sạch vào nước trà rồi đắp lên vết bỏng, đây là một cách chữa bỏng khá đơn giản và hiệu quả cao, nhưng chỉ áp dụng được với vết bỏng nhẹ.
Ngoài ra, đắp gạc bằng lá trà là phương pháp được ưa chuộng từ lâu để trị cháy nắng. Trà đen (có màu sẫm do quá trình chế biến kỹ hơn) có tính kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và làm se khít lỗ chân lông. Thế nhưng các nhà khoa học thường thực hiện nghiên cứu trên trà xanh nhiều hơn loại trà này. So với trà đen thì trà xanh có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh hơn nhiều.
Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng tinh chất trà xanh giúp da tăng khả năng chống lại tác dụng gây hại của tia cực tím. Mặc dù tác dụng bảo vệ của chúng rất tốt đối với những tổn thương do bức xạ nhưng nếu thoa tinh chất trà xanh ngay trước khi ra nắng sẽ tốt hơn là sau.
Hoa cúc La Mã cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm và chữa lành vết thương. Nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm cho thấy nó có tác dụng phục hồi các vết bỏng do cháy nắng và nhiều loại vết thương khác.
Tinh dầu hoa oải hương
Công thức này chỉ dùng cho trường hợp vết bỏng nhỏ, đường kính không quá 5 cm.
Thoa đều 2 giọt tinh dầu oải hương lên trên bề mặt vùng da bị bỏng.
Tinh dầu được chiết xuất từ hoa oải hương giúp mang lại cảm giác dễ chịu, giảm đau và ngăn ngừa các phản ứng viêm. Các nghiên cứu cũng cho thấy loại dầu này có tác dụng phục hồi những vết mổ sau khi phẫu thuật.
Lưu ý: Tinh dầu hoa oải hương không phải là dầu thực vật. Do đó không nên không dùng các loại dầu khác như dầu olive, dầu hạnh nhân hay các loại dầu thực vật khác để thay thế.
Đắp hành tây trị bỏng
½ củ hành tây đem thái khoanh tròn
½ muỗng muối ăn
Trộn đều hành tây với muối rồi đem hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng da bỏng. Sau đó quấn vết bỏng lại bằng một miếng vải mỏng.
Nước cốt hành tây cũng là cách trị bỏng tại nhà rất hay trong dân gian, nước hành tây có tác dụng chống nhiễm trùng. Độ mát từ lát hành cũng giúp cho vết bỏng thoát nhiệt. Người ta cũng thường dùng một lát khoai tây tươi để làm dịu vết bỏng ở da; tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh độ tin cậy của biện pháp này.
Dầu thoa từ yến mạch
Trộn 6 thìa xúp (30 g) yến mạch xay nhuyễn với ¾ tách (175 ml) nước rồi cho vào lò vi sóng, nấu khoảng 2 phút ở nhiệt độ cao hoặc tới khi yến mạch chín đều. Để nguội. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị bỏng rồi dùng vải mỏng, sạch hoặc gạc đắp lên trong khoảng 30 phút đến một giờ đồng hồ.
Bột yến mạch có thể là cách chữa bị bỏng khá hữu hiệu đấy nhé, vì loại bột có tác dụng làm dịu các vùng da bị bỏng. Độ dính và nhão của bột yến mạch là do các polysaccharide (một loại đường có cấu trúc phức tạp) có tên gọi là beta-glucan tạo thành, giúp bảo vệ và giữ nước lại trong da. Một thành phần nữa trong yến mạch có tên là phenol cũng có hoạt tính chống oxy hóa và kháng viêm.
Lưu ý: Bạn có thể nghiền yến mạch thành bột bằng máy xay café, máy xay sinh tố, hoặc cho yến mạch vào một chiếc tất (vớ) rồi vụt mạnh vào tường nhiều lần.
Burn. P.128, White, LB, Seeber, BH & Brownell, BG 2014, 500 time-tested home remedies and the science behind them, Fair Winds Press, USA.