Chăm sóc bà bầu

Cảnh giác với bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm khi mang thai

Dù chẳng may mẹ bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm khi mang thai, hoặc thậm chí bị thêm các biến chứng bệnh tim và thận, thì các mẹ đều có khả năng mang thai và sinh nở an toàn, đồng thời bé sinh ra cũng khỏe mạnh với điều kiện y tế hiện nay.

Những rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải nếu bị thiếu máu hồng cầu hình liềm

Nếu chẳng may mẹ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm khi mang thai cũng đồng nghĩa với việc mẹ đã nằm trong nhóm nguy cơ có rủi ro cao. Vì khi mang thai, các áp lực về thể chất làm bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và xuất hiện các cơn đau thường xuyên hơn.

Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng trong thai kỳ như sảy thai, sinh non (trước tuần 37 của thai kỳ), nhẹ cân, thiếu máu nặng và ức chế sự tăng trưởng của thai nhi (do tế bào hình lưỡi liềm gây giảm lượng oxy vận chuyển tới thai nhi). Tiền sản giật cũng là một trong những biến chứng thường xảy ra nếu mẹ đang mang thai bị mắc bệnh này.

Tuy nhiên, nguy cơ ảnh hưởng của bệnh lên bé yêu cũng phụ thuộc vào việc mẹ mắc bệnh hay mẹ chỉ mang gen bệnh bẩm sinh. Nếu chỉ mang gen bẩm sinh thì mẹ cũng không cần quá lo lắng đâu, vì phụ nữ mang gen gây bệnh vẫn có thể mang thai bình thường và chỉ cần được theo dõi giám sát chặt chẽ hơn thôi. Tuy nguy cơ các biến chứng không tăng cao, nhưng mẹ sẽ thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn.

Ngoài ra, những mẹ đang mang thai có gen này có thể bị thiếu chất trong máu, do đó mẹ hãy nhớ bổ sung chất sắt thường xuyên nhé.

Mẹ bầu thiếu máu hồng cầu hình liềm cần làm gì?

Khám thai thường xuyên
Nếu nơi mẹ đang sinh sống có dịch vụ chăm sóc y tế tiên tiến và hiện đại thì tiên lượng bệnh cho cả hai mẹ con sẽ được đảm bảo tốt hơn. Mẹ bầu bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn các bà mẹ khác – có thể là cứ mỗi 2-3 tuần/lần trong 32 tuần đầu của thai kỳ và mỗi tuần/lần trong khoảng thời gian sau.

Cảnh giác bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm khi mang thai

Bị chẩn đoán bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm khi mang thai, mẹ bầu cần khám thai thường xuyên

Bác sĩ sản phụ theo dõi thai kỳ của mẹ nên có kinh nghiệm với bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, đồng thời phải làm việc chặt chẽ với bác sĩ huyết học chuyên về căn bệnh này ở mẹ mang thai. Mẹ mang thai bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể sẽ được truyền máu ít nhất một lần (thường là trước khi mẹ chuyển dạ hay trước khi sinh), thậm chí truyền theo định kỳ trong suốt thời gian mang thai nếu cần thiết. Mẹ nhớ để ý để không bị truyền máu bẩn gây nguy hiểm cho mẹ và bé rất nhiều.

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nếu được chẩn đoán thiếu máu hồng cầu hình liềm, mẹ cần có chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và acid folic, và chú ý ngăn ngừa mất nước mẹ nhé. Các thuốc hydroxyurea không được khuyến cáo dùng khi mang thai, nhưng nếu trong trường hợp đặc biệt thì vẫn có thể dùng với liều lượng đã được tiết giảm.

Không quên khám thai vào 3 tháng giữa
Vào 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ có thể tiến hành các xét nghiệm kiểm tra thai nhi như siêu âm (kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi); kiểm tra đặc tính sinh lý (Biophysical profile), xét nghiệm nonstress (kiểm tra đáp ứng sự chuyển động của thai nhi), siêu âm Doppler (đo lưu lượng máu). Ngoài ra, trong lúc sinh, có thể mẹ sẽ được truyền dịch tĩnh mạch để ngăn mất nước.

Nếu không có gì trở ngại thì mặc dù bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm nhưng mẹ vẫn có thể sinh thường như bao người mẹ khác. Sau khi sinh, mẹ sẽ được dùng kháng sinh để ngăn nhiễm trùng.

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là bệnh di truyền
Nếu cả hai vợ chồng đều mang gen của chứng bệnh này thì khả năng bé yêu cũng bị mắc bệnh sẽ là 25%, đồng thời có 50% khả năng bé cũng sẽ có gen hồng cầu lưỡi liềm.

Vì thế, bố nên đi xét nghiệm trong giai đoạn đầu mẹ mang thai (nếu chưa từng đi xét nghiệm trước khi mẹ mang thai) nếu mẹ cũng đã có gen này. Nếu kết quả cho thấy bố và mẹ đều mang gen gây bệnh, thì bố mẹ nên được tư vấn, đồng thời có thể mẹ sẽ phải tiến hành chọc ối để xem em bé có bị ảnh hưởng hay không.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. What You Should Know About Sickle Cell Disease and Pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.cdc.gov/ncbddd/sicklecell/documents/scd-factsheet_scd–pregnancy.pdf>. [Ngày 1 tháng 04 năm 2015]
  3. Sickle Cell Disease and Pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.chkd.org/Patients-and-Families/Health-Library/Content.aspx?pageid=P02499>. [Ngày 1 tháng 04 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com