Nuôi con

Khi trẻ có hành vi gian lận

Khi biết trẻ có hành vi gian lận thì cha mẹ khoan nóng vội xử lý mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân, vì hành vi của trẻ do nhiều yếu tố tác động. Từ đó, cha mẹ sẽ có cách giải quyết phù hợp hơn.

Hành vi gian lận là gì?

Gian lận là khi một người có hành vi gian dối, lừa gạt hoặc thực hiện những hành động không trung thực có chủ đích. Đối với trẻ em thì hành vi gian lận có thể xảy ra ở trường, ở nhà, hoặc trong khi chơi thể thao.

Gian lận còn là kết quả của sự cạnh tranh. Trẻ em thường cạnh tranh nhau để được khen thưởng. Đối với trẻ, sự thất bại trong việc cạnh tranh là một điều rất tồi tệ, và đặc biệt trong những năm đầu tiên đến trường, trẻ luôn mong muốn bản thân có thể làm tốt mọi thứ.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc trẻ có những hành vi gian lận là gì?

Khi biết được con có hành vi gian lận thì cha mẹ khoan nóng vội xử lý mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ có những hành vi gian lận để có cách giải quyết tốt nhất.

Các chuyên gia về trẻ em đã tìm ra một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến những hành vi gian lận ở trẻ gồm:

Trẻ sợ phải nhận điểm kém và đang cố gắng để làm hài lòng cha mẹ hay giáo viên. Trẻ cũng có thể gian lận để không gặp rắc rối, hoặc làm cha mẹ vui vẻ.
Sự cạnh tranh giữa bạn bè và môn học khó ngày càng tăng, trẻ cảm thấy bản thân không có sự lựa chọn khác ngoài gian lận. Trẻ có thể cảm thấy nhiều áp lực để đạt được điểm tốt, nhận được học bổng hoặc được nhận vào một trường danh tiếng.

Bắt chước hành vi người khác. Nếu trẻ thấy những đứa trẻ khác có hành vi gian lận nhưng không bị bắt, trẻ có thể đặt ra câu hỏi về tầm quan trọng của trung thực và có thể làm theo những hành vi đó.

Bận rộn hoặc lười biếng. Gian lận cũng có thể xảy ra ở trường học khi trẻ bận rộn hoặc lười biếng nhưng lại muốn đạt điểm cao mà không phải dành nhiều thời gian cho việc học. Những đứa trẻ khác lại có hành vi gian lận vì trẻ cảm thấy bản thân không có khả năng vượt qua các bài kiểm tra trên lớp.

Khi trẻ có hành vi gian lận ở trẻ

Trẻ có hành vi gian lận vì muốn được điểm cao

Những nguyên nhân khác

Khi trẻ có lý do “chính đáng”
Ngay cả khi trẻ có một “lý do chính đáng” thì gian lận cũng không mang ý nghĩa tốt. Chính vì vậy, nếu trẻ bị bệnh hoặc khó chịu trong người mà không thể học bài, trẻ nên nói chuyện với giáo viên và cha mẹ, tuyệt đối không nên có các hành vi gian lận.

Nếu bình thường trẻ học luôn đạt kết quá khả quan nhưng vì hôm đó do bị bệnh nên trẻ đã không có được điểm tốt thì cha mẹ không được la mắng trẻ, vì như thế lần sau trẻ sợ hãi có thể dẫn tới hành vi gian lận để đạt điểm cao vì sợ lại bị cha mẹ quở trách như lần trước.

Khi trẻ không muốn thua bạn
Khi một nhóm trẻ em tham gia trò chơi cùng nhau thì hành vi gian lận sẽ thường xuyên xảy ra. Đặc biệt trong những năm đầu chơi với nhau, trẻ thường vi phạm các quy tắc và gây ra xung đột trong các cuộc tranh giành giữa bạn bè.

Bạn cần theo dõi cách trẻ chơi cờ hoặc chơi đánh bài với bạn bè để nhận ra khả năng cạnh tranh, phấn đấu, và cách cư xử của trẻ trong tập thể diễn ra như thế nào và đôi khi xảy ra tình trạng gian lận trong các ván chơi.

Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn hoặc đến độ tuổi vị thành niên, hành vi này ít được chấp nhận bởi bạn bè, và do đó một số trẻ được gán ghép là kẻ gian lận. Khi trẻ lớn lên, sự công bằng được đánh giá ngày càng cao trong các mối quan hệ bạn bè khi chơi cùng nhau.

Nếu bạn phát hiện trẻ có hành vi gian lận, bạn cần xem xét nhiều yếu tố có thể tác động và dẫn đến hành vi gian lận đó của trẻ, bao gồm cả những áp lực mà trẻ đang cố gắng để giành chiến thắng hoặc làm tốt việc gì đó.

Khi trẻ có hành vi gian lận ở trẻ hình ảnh 2

Trẻ thường có hành vi gian lận vì muốn thua bạn

Trẻ có suy nghĩ: kết quả là quan trọng nhất và không quan tâm đến quá trình thực hiện
Đối với những đứa trẻ có xu hướng gian lận, hoặc thiết lập các quy tắc riêng cho bản thân, trẻ thường cảm thấy mọi việc thật rắc rối và rất khó khăn để xử lý khi trẻ tham gia vào các trò chơi hoặc làm các bài tập ở trường.

Nếu cha mẹ và những người xung quanh trẻ mong muốn và hy vọng trẻ luôn luôn thực hiện tốt mọi việc, gian lận có thể trở thành một cơ chế tự vệ nhằm giúp trẻ đối mặt với những căng thẳng từ áp lực to lớn này. Trẻ có thể cảm thấy không còn lối thoát nào khác ngoài việc phải gian lận và đây được xem là một cách thức để đạt được thành công.

Do đó, trẻ sẽ có suy nghĩ kết quả là quan trọng nhất mà không cần quan tâm đến quá trình thực hiện, kể cả gian lận.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA.
  2. Cheating and Children. Đọc thêm tại: <http://www.childrenshealthnetwork.org/CRS/CRS/pa_kidcheat_bhp.htm>. [Ngày 14 tháng 3 năm 2015].
  3. Cheating. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/kid/feeling/school/cheating.html>. [Ngày 14 tháng 3 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com