Khi mang thai tháng thứ 8, đau xương sườn là triệu chứng thường gặp. Liệu điều này có bình thường không hay mẹ đang có vấn đề gì đó với em bé trong bụng?
Khổ sở với tình trạng đau xương sườn khi mang thai
Vào những tháng cuối của thai kỳ, em bé trong bụng thường vượt quá kích thước mà tử cung có thể giãn to ra để cho bé có đủ không gian thoải mái.
Bên cạnh đó, những em bé tinh nghịch thường sẽ có xu hướng tìm một vị trí nào đó để đặt chân mình, và đó chính là vị trí ở khung xương sườn của mẹ. Việc này cũng giống như bị chọt vào xương sườn vậy, tuy nhiên nó không hề khiến mẹ thấy nhột hay vui vẻ tí nào, thậm chí có khi mẹ còn cảm thấy rất đau nữa.
Khổ sở vì cơn đau xương sườn khi mang thai 3 tháng cuối
Khi mẹ cảm thấy đau xương sườn hoặc cơn đau di chuyển xuống vùng khung chậu, điều này thường gặp khoảng 2-3 tuần trước ngày chuyển dạ ở những phụ nữ lần đầu mang thai (trong khi ở phụ nữ mang thai những lần sau thường không nhận thấy đến tận khi bắt đầu sinh).
Điều này không phải do chân bé, vì bé hầu như sẽ không thể nào duỗi những ngón chân của mình lên cao được tới đó.
Vậy tại sao mẹ lại đau xương sườn khi mang thai?
Một trong những lý do khác khiến cho mẹ bị đau xương sườn mà không phải do thai nhi – ít nhất không phải bé là nguyên nhân trực tiếp:
Sự thay đổi trong hormone: Đó là do sự lỏng lẻo của các khớp xương ở vùng này, dưới tác động từ việc gia tăng progesterone trong thai kỳ làm mềm và giãn các nhóm cơ và dây chằng để chuẩn bị sinh con.
Đau xương sườn khi mang thai, nguyên nhân do đâu?
Ngực phát triển: Sự thay đổi về cơ thể khiến cho mẹ bị đau khắp nơi, khi mang thai thì mỗi ngực của mẹ tăng ít nhất 1 cỡ. Và khi 2 ngực đầy sữa thì chúng nặng hơn 2kg.
Căng thẳng: Việc bị căng thẳng là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại đau khác nhau trên cơ thể, trong đó có đau xương sườn. Cơ thể của chúng ta vô cùng đặc biệt, khi mẹ gặp vấn đề về tâm lý chưa giải quyết được thì chúng có thể chuyển thành những cơn đau về cơ thể.
Căng cơ hoành: Khi thai nhi phát triển và đẩy lên vùng ngực, thì những chuyển động và sự lớn lên của thai nhi sẽ gây áp lực lên cơ hoành của mẹ. Cho nên, những dây thần kinh trên cơ hoành có thể làm mẹ nhạy cảm hơn với các cơn đau xương sườn và vai.
Mẹo giảm đau xương sườn khi mang thai cho mẹ bầu
Chỉ cần mẹ thay đổi tư thế của mình thì bé con cũng sẽ có thể thay đổi tư thế theo. Mẹ có thể đẩy nhẹ một cú hoặc làm động tác nghiêng khung chậu (pelvic tilts) để đẩy chân bé ra khỏi vị trí đó.
Thực hiện các bài tập giúp mẹ định lại vị trí cho bé: Hít thật sâu đồng thời nâng một tay cao khỏi đầu, sau đó thở khi hạ tay xuống, thực hiện động tác như vậy vài lần ở mỗi tay.
Sử dụng thuốc Tylenol (thuốc giảm đau có chứa acetaminophen): có thể giúp mẹ làm dịu cơn đau xương sườn khi mang thai. Nhưng đồng thời mẹ cũng cần tránh khiêng vác các đồ vật nặng, vì sẽ làm cho tình trạng trở nên xấu hơn (mà vốn dĩ mẹ cũng không nên làm những việc nặng vào lúc này).
Ngoài ra, mẹ cũng có thể thực hiện một số mẹo sau để dễ chịu hơn: mặc quần áo rộng, sử dụng gối hỗ trợ khi ngủ, chườm nóng hoặc lạnh, xoa bóp, đi lại xung quanh một chút,…
Đau xương sườn khi mang thai – Khi nào mẹ nên gọi cho bác sĩ?
Đau xương sườn khi mang thai rất phổ biến ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng những cơn đau bất thường có thể là dấu hiệu cho một vấn đề nào đó.
Nếu cơn đau thường xuyên và nghiêm trọng, trước hết mẹ phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ của mình. Những cơn đau này sẽ sớm hết thôi.
Hãy liên lạc với bác sĩ nếu cơn đau xương sườn khi mang thai khiến mẹ khó chịu
Sau tuần thứ 36, tử cung hạ thấp xuống, tạo ra nhiều khoảng trống rất cần thiết để mẹ thấy dễ chịu hơn. Khi bé vào vị trí để chuẩn bị sinh sẽ làm tăng thêm không gian và mẹ sẽ nhận ra rằng áp lực lên xương sườn của mẹ đã biến mất.
- Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 312
- Causes and Remedies for Rib Pain During Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.newkidscenter.com/Rib-Pain-During-Pregnancy-1.html>. [Ngày 04 tháng 09 năm 2015].