Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

Chia sẻ cách lập thời gian biểu cho giấc ngủ của bé

Lập thời gian biểu cho giấc ngủ của bé là một bước cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề về giấc ngủ của bé mà bạn đang mắc phải. Mẹ hãy thử xem nhé!

Cho bé ngủ có thể là một trong những thử thách lớn nhất của các bậc phụ huynh, nhất là khi thất bại trong việc này sẽ dẫn đến những đêm mất ngủ khủng khiếp cho cả bố mẹ và trẻ.

Nếu bé yêu của bạn không chịu ngủ khi bạn đặt bé vào nôi, hoặc nếu bé thường thức giấc nửa đêm và không ngủ lại, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây để cải thiện thói quen ngủ của bé bằng cách lập thời gian biểu cho giấc ngủ của bé nhé!

Lập thời gian biểu cho giấc ngủ của bé

Điều quan trọng là bạn nên tạo thói quen về thời gian ngủ để bé có thể quen và nhận biết. Cố gắng cho bé ngủ vào cùng một thời gian mỗi tối, vào thời điểm mà bạn biết là trẻ sẽ thấy mệt và muốn ngủ.

lap-thoi-gian-bieu-cho-giac-ngu-cua-be-hinh-anh1

Lên lịch cho giấc ngủ của bé để bé ngủ ngon và sâu hơn

  • Hãy bắt đầu bằng việc cho bé tắm với nước ấm. Đừng để bé bị kích thích bằng cách cù cho bé cười trong lúc tắm. Hãy chơi với bé các trò chơi nhẹ nhàng, hát hoặc nói chuyện.
  • Sau khi tắm, hãy tắt bớt đèn. Nếu bé cần phải ăn bữa ăn cuối trong ngày vào lúc này, bạn nên cho bé ăn ngay trong phòng của bé.
  • Khi đến giờ, bạn hãy đặt bé vào trong nôi, và kể một câu chuyện hoặc hát một bài hát cho bé nghe. Sau đó hãy rời khỏi phòng.

Bạn có thể bắt đầu việc này thậm chí trong những tuần đầu tiên sau khi bé chào đời. Nếu trẻ đã hơi lớn hơn thì bạn có thể bắt đầu bất kỳ lúc nào. Bạn cũng cần phải kiên nhẫn và kiên trì để hình thành thói quen ngủ cho bé mặc dù bé có tỏ ra không quen với thói quen này vào thời gian đầu.

Bí quyết để đưa bé vào giấc ngủ

Nếu bạn đã thiết lập được thói quen về giấc ngủ cho bé nhưng vẫn thấy nó không có hiệu quả lắm, hãy suy nghĩ kĩ về toàn bộ quá trình. Liệu bạn có thực hiện đúng lộ trình tương tự cho mỗi tối không? Liệu bạn có kiên nhẫn khi thực hiện quá trình này không? Liệu trẻ có quá nóng không?

Ngoài ra, bạn cũng có thể để đèn ngủ trong phòng cho bé, để một vật dụng quen thuộc nào đó, như là chiếc áo có mùi của bạn trong nôi của bé.

Đặt 1 vật dụng quen thuộc để bé dễ ngủ hơn - tất nhiên vật đó không có nguy cơ gây hại cho bé

Đặt 1 vật dụng quen thuộc để bé dễ ngủ hơn – tất nhiên vật đó không có nguy cơ gây hại cho bé

Nếu bé chịu ngủ, nhưng lại hay tỉnh giấc bất chợt suốt đêm, hãy dỗ dành bé theo một thời gian nhất định để bé bé quen dần. Bạn có thể thỉnh thoảng kiểm tra xem bé có ngủ chưa, nói chuyện với bé một chút rồi chúc bé ngủ ngon và rời khỏi phòng bé.

Bạn đừng nên ẵm bé. Nếu bé tiếp tục khóc, hãy rời khỏi phòng khoảng 5 phút, sau đó quay lại và lặp lại quá trình.

Sau đó hãy rời khỏi phòng lâu hơn trước khi quay trở lại. Hãy tính xem mỗi lần bạn rời khỏi phòng bé trong bao lâu, và bảo đảm rằng bạn rời phòng lâu hơn vài phút mỗi lần.

Nếu bạn duy trì kế hoạch này và đừng bế bé khi bé đòi bạn, thì cuối cùng bé sẽ quay lại với giấc ngủ. Đêm đầu tiên sẽ khá khó khăn nhưng dần dần bé sẽ quen với việc này, và sẽ ít thức giấc hơn.

Nếu bạn đã thử tất cả những mẹo trên mà bé vẫn không thể ngủ?

Nếu trẻ vẫn quấy khóc và không chịu ngủ, hoặc khi bạn cảm thấy trẻ có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Baby schedule. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/303_baby-sleep-feeding-schedules_3657004.bc>. [Ngày 4 tháng 9 năm 2015]
  2. Baby sleep and feeding schedule. Đọc thêm tại: <http://www.parents-in-a-pickle.com/baby-sleep-schedule.html>. [Ngày 4 tháng 9 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com