Khi mang thai tuần 24, có lẽ mẹ đã nhận thấy những vết giãn da đang xuất hiện trên bụng, hông, và ngực. Những vệt màu nâu hay đỏ mờ mờ này được gọi là những vết rạn da. Việc mặc áo lót hỗ trợ và nâng đỡ ngực tốt có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự hiện diện của chúng trên bầu ngực của mẹ.
>> Mang thai tuần thứ 25 và những điều mẹ bầu cần quan tâm
>> Hành trình về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ ở tuần 24
Khi bước vào tuần 24 thì bé con đã nặng hơn 650g và đang bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tử cung (dạ con) của mẹ. Từ đỉnh đầu xuống gót chân, thai nhi 24 tuần tuổi có chiều dài tầm khoảng 30cm.
Dù vào thời điểm này, bé con mới chỉ có chút ít mỡ và làn da vẫn còn mỏng manh, tỷ lệ cơ thể bé đã khá hài hòa rồi. Não bộ của bé đang phát triển rất nhanh, các chồi vị giác cũng đã hoàn thiện, và các vân tay, vân chân thì tiếp tục hình thành.
Bên trong cơ thể của thai nhi 24 tuần tuổi, các lá phổi đang tạo ra các nhánh của hệ hô hấp cũng như các tế bào có nhiệm vụ sản xuất chất hoạt động bề mặt. Chất này sẽ giúp các túi khí của bé con căng phồng lên một khi bé chui ra khỏi bụng mẹ.
Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ – Hình hài của bé ở tuần 24
Góc nhỏ cho mẹ bầu tuần 24
Mẹ mang thai tuần 24 có thể đã nhận thấy những vết giãn da đang xuất hiện trên bụng, hông, và ngực. Những vệt màu nâu hay đỏ mờ mờ này được gọi là những vết rạn da. Trong khi các loại kem bôi không giúp mẹ xóa đi những vết rạn da, việc mặc áo lót hỗ trợ và nâng đỡ ngực tốt có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự hiện diện của chúng trên bầu ngực của mẹ.
Rạn da rất phổ biến ở giai đoạn này của thai kỳ – khoảng 90% phụ nữ bị rạn da và đôi khi mẹ còn cảm thấy ngứa bụng khi mang thai dữ dội nữa. Sau khi mẹ sinh con, màu nâu hay đỏ của vết rạn sẽ dần dần nhạt đi, và các đường vệt trở nên sáng màu hơn so với vùng da xung quanh.
Bên cạnh đó, mẹ có bị chuột rút khi mang thai hoặc mắt của mẹ trở nên nhạy cảm với ánh sáng và có cảm giác khô và cộm cộm. Những triệu chứng khó chịu này là hoàn toàn bình thường khi mang thai và được gọi là chứng khô mắt. Mẹ hãy cố để mắt nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, và giữ cho mắt sạch sẽ với bông gòn và nước ấm.
Mẹ xem thêm bài Những thay đổi khi mang thai tháng thứ 6 của mẹ bầu để không phải bỡ ngỡ hay lo lắng nếu chẳng may chúng “viếng thăm” mẹ nhé.
Mẹ bầu cần ăn gì khi mang thai tuần 24?
Mẹ có thể uống sữa dành cho bà bầu để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: canxi, các loại vitamin… Tuy nhiên, đừng dựa hoàn toàn vào sữa bầu nhé, nguồn thực phẩm mà mẹ ăn cũng rất quan trọng đấy. Hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Sữa cho bà bầu – Thức uống giàu dưỡng chất
Một số loại rau tốt cho mẹ bầu như rau diếp, rau dền, rau có lá xanh đậm. Những loại rau này dồi dào vitamin và chất khoáng, rất có lợi cho mẹ và bé. Rau và trái cây có nhiều chất xơ cũng giúp mẹ cải thiện được tình trạng táo bón đang làm khổ mẹ nữa đấy.
Việc uống đủ nước là một việc quan trọng không kém, chúng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây để bổ sung lượng vitamin cho cơ thể như nước dừa, nước cam hay sinh tố bơ…
Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên dùng các loại thực phẩm giàu chất sắt nhé. Chất sắt có trong thịt đỏ, trứng, các loại đậu và hạt, rau có lá xanh đậm… giúp mẹ tránh được tình trạng thiếu máu, giúp trẻ phát triển tốt.
Mời ba mẹ xem video cực đáng yêu về sự phát triển của thai nhi ở tuần 24:
Giúp bé thông minh hơn với nhạc dành riêng cho mẹ bầu 24 tuần:
Chúc mẹ bầu có một thai kỳ suôn sẻ!
- Fetal development-24 weeks pregnant. Đọc thêm tại: <http://www.babycentre.co.uk/24-weeks-pregnant>. [Ngày 19 tháng 04 năm 2016]
- Thai nhi tuần 24. Đọc thêm tại: <https://www.huggies.com.vn/mang-thai/thai-nhi-theo-tuan/thai-nhi-tuan-24/>. [Ngày 19 tháng 04 năm 2016]
- Thai 24 tuần tuổi. Đọc thêm tại: <http://nhatkybe.vn/cam-nang/thuoc-phat-trien/thai-24-tuan-tuoi.html>. [Ngày 19 tháng 04 năm 2016]