Mẹ không hoàn hảo

Bạo hành tinh thần trẻ em – vô ý nhưng không vô hại

Bạo hành tinh thần trẻ em bao gồm những hành động gây suy giảm sự phát triển cảm xúc, hoặc cảm giác về sự tự tôn của một đứa trẻ. Thường thì bạo hành tinh thần luôn luôn hiện diện khi các dạng bạo hành/ lạm dụng khác được xác định (như bạo hành thể chất, lạm dụng tình dục).

Bạo hành tinh thần trẻ em

Đó có thể là những lời chỉ trích, đe dọa liên tục, từ chối yêu thương, không ủng hộ hay hướng dẫn trẻ.

Rất khó để nhận ra việc trẻ bị bạo hành tinh thần, và do đó, các dịch vụ bảo vệ trẻ em không thể can thiệp nếu không có bằng chứng về sự tổn thương tinh thần ở trẻ. Thường thì bạo hành tinh thần luôn luôn hiện diện khi các dạng bạo hành/ lạm dụng khác được xác định (như bạo hành thể chất, lạm dụng tình dục).

Bạo hành tinh thần trẻ em bao gồm các hành vi sau:

Tóm lại, bạo hành tinh thần trẻ em là việc tấn công lên tinh thần của trẻ, giống như việc bạo hành thể chất là tấn công lên cơ thể của trẻ vậy.

Hành vi coi thường, sỉ nhục, chế nhạo là bạo hành tinh thần trẻ em đấy.

Trong khi các định nghĩa về bạo hành tinh thần trẻ em ngày càng phức tạp và mơ hồ, thì các chuyên gia đồng ý rằng, thái độ hay hành động tiêu cực không thường xuyên thì không gọi là bạo hành. Vì ngay cả những ông bố, bà mẹ tốt đôi lúc cũng không kiểm soát được bản thân, và có những câu nói làm tổn thương trẻ, không chú ý đến trẻ và cố ý đe dọa trẻ.

Bạo hành tinh thần trẻ em không chỉ diễn ra trong gia đình. Trẻ em có thể bị giáo viên và những người lớn có uy quyền bạo hành, hoặc bị bạn bè bạo hành/ ngược đãi (còn gọi là bắt nạt). Bạo hành ở trường học có thể gây tổn hại rất lớn cho trẻ và cần những can thiệp hiệu quả.

Dấu hiệu khi trẻ bị bạo hành tinh thần

Về phía đứa trẻ

Trẻ bị bạo hành tinh thần có thể có những cơn đau bí ẩn

Về phía cha mẹ

Cha mẹ và con

Nguyên nhân trẻ bị bạo hành tinh thần

Bạo hành tinh thần có thể xảy ra ở mọi gia đình. Hầu hết cha mẹ đều mong muốn những điều tốt nhất cho con.

Tuy nhiên, một số cha mẹ có thể làm tổn thương tâm lý hay tình cảm của trẻ do họ căng thẳng hoặc kỹ năng làm cha mẹ yếu kém, do bị tách biệt xã hội hay thiếu nguồn lực hỗ trợ, hoặc có những mong đợi không phù hợp ở trẻ.

Một nguyên nhân khác là do khi còn nhỏ, họ đã bị cha mẹ mình bạo hành/ ngược đãi.

Hậu quả của bạo hành tinh thần trẻ em

Mặc dù khó nhận ra những dấu hiệu về bạo hành tinh thần, nhưng những hậu quả của nó đối với trẻ có thể nhận thấy qua nhiều biểu hiện, như: cảm giác không an toàn, thiếu tự tin, có hành vi tự hủy hoại bản thân, hành động ác độc (ví dụ: đốt lửa và bạo lực với động vật), rút lui khỏi bạn bè, các kỹ năng cơ bản kém phát triển, lạm dụng rượu bia, tự tử, khó khăn trong hình thành mối quan hệ.

Một trẻ đã từng bị bạo hành có nguy cơ cao bạo hành lại con mình khi họ trưởng thành.

Khi lớn lên, những người bị bạo hành tinh thần khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần (trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện chất, rối loạn nhân cách…) và khó khăn trong các mối quan hệ.

Cha mẹ nên làm gì?

 

Cha mẹ cần làm gì để hạn chế sự bạo hành tinh thần lên trẻ?

Tất cả trẻ em đều cần được yêu thương, chấp nhận, khuyến khích, kỷ luật và sự chú ý tích cực. Dưới đây là một số đề xuất nhằm hạn chế việc bạo hành tinh thần ở trẻ: