Tác dụng của quả vải là gì bạn đã biết chưa? Vải không chỉ có hương vị ngọt ngào, thanh mát mà còn có tác dụng trong việc làm đẹp và chữa bệnh nữa đấy. Cùng tìm hiểu tác dụng của trái cây này nhé!
Vải, đặc biệt là quả vải thiều được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự ngọt ngào, thanh mát. Nhưng bạn đã biết hết tác dụng của quả vải chưa, cùng tìm hiểu nhé!
- Vải, cũng như trái cây họ cam quýt, là một nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời cho cơ thể. Trong 100g vải tươi chứa đến 71.5 mg vitamin C nghĩa là bằng 119% lượng vitamin C mà cơ thể chúng ta cần mỗi ngày. Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân lây nhiễm và loại bỏ các gốc tự do có hại.
- Quả vải không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, nhưng lại chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin và các chất chống oxi hóa. Các nghiên cứu cho thấy oligonol- một phân tử polyphenol trọng lượng thấp được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol được cho là có tác dụng chống oxi hóa và chống vi rút cúm. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, giảm cân, bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
- Ngoài ra, vải còn là một nguồn rất giàu các vitamin B – complex như vitamin B1, niacin và folate. Những vitamin này rất cần thiết vì chúng hoạt động như các co-factor để giúp cơ thể chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo.
- Còn hơn thế nữa, quả vải là loại trái cây chứa một lượng lớn chất khoáng như kali và đồng. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim do mạch vành. Trong quá trình sản sinh các tế bào máu, đồng cũng là một thành phần không thể thiếu được
Tác dụng của quả vải giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp do chứa Kali
- Ăn một lượng vải vừa phải được cho là có tác dụng làm dịu cơn ho và có tác động tốt giúp giảm đau dạ dày, bướu và phần to ra của các tuyến.
- Ở Trung Quốc, ngoài tác dụng của quả vải, hạt vải cũng được cho rằng có tác dụng giảm đau và được dùng điều trị chứng đau dây thần kinh và viêm tinh hoàn. Nước trà từ vỏ trái vải được dùng để khắc phục bệnh đậu mùa, phát ban và tiêu chảy. Ở Ấn Độ, hạt được nghiền thành bột, vì chúng có tính làm se, góp phần giải quyết những vấn đề đường ruột. Nước sắc của rễ, vỏ cây và hoa được làm thuốc súc miệng để làm giảm đau cổ họng đấy
Bảo quản vải như thế nào?
Khi mua vải, nên chọn những quả tươi, không có vết cắt hoặc nấm mốc. Bề mặt quả vải rất nhanh bị khô vì thế nên làm ẩm thường xuyên để giữ chúng được tươi. Vải tươi có thể được giữ ở nhiệt độ phòng 2 – 3 ngày và có thể được bảo quản đến 5 tuần trong tủ lạnh.
Chúng cũng có thể được đông lạnh hoặc sấy khô và đóng hộp để xuất khẩu. Vải đông lạnh nên được rã đông trong nước ấm và ăn ngay vì chúng rất dễ bị hỏng.
Quả vải khô được ăn như nho khô. Người Trung Quốc thích cho vải khô vào trà để trà có vị ngọt tự nhiên thay vì dùng đường.