Nấm chân thường phát triển mạnh ở những nơi ẩm thấp. Cách chữa nấm chân hiệu quả là sử dụng các loại kem bôi kháng nấm. Bạn cũng đừng quá lo lắng về bệnh này, vì chúng hoàn toàn có thể phòng được đấy.
Bệnh nấm chân là bệnh nhiễm vi nấm ngoại vi mà theo đó, các vi nấm tấn công vào lớp biểu bì của da. Cũng như nhiều loại nấm khác, các loại nấm ngoài da này sinh sôi và phát triển mạnh ở những nơi ẩm thấp và ấm áp.
Ngoài bàn chân là nơi thường bị nhiễm nấm nhất trên cơ thể, còn có một số bộ phận khác như háng (ngứa vùng bẹn và đùi trên, hoặc nấm da đùi) và đầu (bệnh ecpet mảng tròn, hay còn gọi là bệnh nấm mèo; hoặc nấm da đầu).
Vi nấm gây nấm bàn chân cũng gây nấm móng chân mà thường là do chấn thương (như gãy hay dập, sút móng) khiến các vi nấm có này có cơ hội thâm nhập vào móng; khiến móng trở nên vàng và dầy hơn.
Thông thường, cần thăm khám kỹ lưỡng hoặc làm xét nghiệm âm tính bằng kính hiển vi các lớp da phía dưới để chẩn đoán bệnh nấm móng chân.
Bệnh nấm chân có thể lây nhiễm. Đó là khi bàn chân của bạn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào chết bong ra từ bàn chân của người đang bị bệnh này. Nấm bàn chân thường có các biểu hiện như đỏ, bong tróc, phồng rộp, nứt nẻ và đặc biệt là ngứa da bàn chân và gót chân, thậm chí cả các ngón chân nữa.
Bị nấm chân bôi thuốc gì?
Điều trị nấm da nói chung cũng như điều trị nấm chân nói riêng đều sử dụng các loại kem bôi kháng nấm rất dễ tìm thấy tại các hiệu thuốc như Terbinafine (Lamisil AT), Clotrimazole (Lotrimin AF) hay Miconazole (Micatin).
Cách chữa nấm chân hiệu quả bằng các loại thuốc kháng nấm
Vùng da bị nấm có thể mất đến hàng tháng để phục hồi và lành lặn như cũ. Bệnh nấm chân lại càng khó chữa hơn và thường các bác sĩ phải kê toa thêm một số loại thuốc kháng nấm cho bệnh nhân uống kèm.
Lời khuyên để phòng chống bệnh nấm chân
- Giữ chân luôn khô ráo. Nếu chân ướt hãy thay tất (vớ) ngay lập tức.
- Dùng những loại vớ thấm hút mồ hôi. Mặc dù các chuyên gia thường khuyến cáo sử dụng các loại vớ làm từ cotton, nhưng bạn cũng có thể dùng vớ len cũng được.
- Khi trời nóng, hãy mang các loại sandals hoặc giày dép thoáng khí.
- Phơi giày sau mỗi lần sử dụng.
- Không dùng chung vớ, giày, khăn tắm hay đồ làm móng với những người bị bệnh nấm chân hoặc bị nấm móng chân.
Dấu hiệu cần đi khám da liễu
Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa về da liễu nếu có những dấu hiệu sau:
- Dùng thuốc kháng nấm hoặc các liệu pháp tự nhiên 2 tuần mà không thuyên giảm
- Nấm vẫn tiếp tục lan rộng
- Bàn chân nổi bóng nước
- Da chân nứt, đỏ, sưng và đau
- Vùng da nhiễm nấm có mủ hoặc vệt đỏ
- Sốt do bệnh nấm chân
- Nhiễm trùng bàn chân do đái tháo đường.