Mẹ không hoàn hảo

Bị điện giật và cách sơ cứu cho bé

Bị điện giật đôi khi có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được. Trong khi đó, bé yêu của chúng ta lại chưa ý thức được tầm nguy hiểm khi đùa nghịch với các thiết bị hay đồ chơi điện nên chỉ cần sơ suất một tý thôi là có thể xảy ra những tai nạn vô cùng đáng tiếc.

Làm gì khi bị điện giật?

Tuần vừa qua, trong buổi họp cuối năm, gia đình nhà bé Bo và mọi người trong tổ dân phố đã được các nhân viên y tế hướng dẫn cách sơ cứu khi bị điện giật. Trong nhiều tai nạn, việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều cho nạn nhân. Tuy nhiên, khi có người bị điện giật (dù là người lớn hay trẻ em), việc sơ cứu tưởng đơn giản nhưng cũng vô cùng nguy hiểm, nếu người sơ cứu không cẩn trọng thì rất có thể sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo đấy. Do đó, các mẹ hãy tự trang bị cho chính mình kiến thức, hiểu biết để có thể bình tĩnh, tỉnh táo trong những trường hợp này nhé!

Hôm nay, mẹ bé Bo sẽ chia sẻ với các mẹ một số kinh nghiệm sơ cứu khi bị điện giật đã được các nhân viên y tế hướng dẫn trong buổi họp vừa qua như sau:

Khi bé yêu nhà mình không may bị điện giật, việc đầu tiên các mẹ cần làm là phải giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho bé và cho chính mình.

Mẹ cần ngắt cầu dao điện ngay lập tức

Tiếp theo, việc đặc biệt quan trọng các mẹ cần thực hiện khi gặp tình huống này là phải ngắt cầu dao điện (việc ngắt cầu dao điện rất quan trọng đó các mẹ ạ). Ngay sau đó, các mẹ hãy dùng các vật dụng không dẫn điện để tách bé ra khỏi dòng điện. Nhớ đừng đụng nước vì nó có thể dẫn điện làm các mẹ bị điện giật đấy, tốt nhất là nên sử dụng găng tay cao su, gậy gỗ khô, vải khô…. Các mẹ cũng phải lưu ý là khi đó mình phải đang đi guốc ,dép khô hoặc đứng trên tấm ván khô đấy nhé.

Nếu bé không còn tiếp xúc với điện, các mẹ hãy bắt đầu kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé không còn thở nữa và có hai người trở lên thì một người đi gọi xe cấp cứu (hãy gọi vào số 115 mẹ nhé) còn một người hãy làm các thủ thuật hồi sức tim phổi.
Nếu khi đó chỉ có một mình mẹ với bé thì các mẹ hãy tiến hành hồi sức tim phổi cho trẻ trong 2 phút rồi mới đi gọi xe cấp cứu nhé.

Nếu bé vẫn thở đều thì các mẹ cần kiểm tra màu da của bé, nếu da bé tái nhợt thì gọi cấp cứu ngay, đồng thời tiếp tục theo dõi khả năng hô hấp của bé. Nếu bé ngừng thở, mẹ phải thực hiện hồi sức tim phổi lập tức.

Hãy tìm vùng da bị bỏng vì bị điện giật có thể làm bé bị bỏng nghiêm trọng. Thậm chí nếu vùng bỏng trông có vẻ không nghiêm trọng lắm thì chúng vẫn có thể gây tổn thương và bỏng sâu bên trong, nếu bỏng trên môi thì đôi khi rất khó để các mẹ có thể nhìn thấy.

Bác sĩ có thể làm sạch và băng bó vết bỏng cho bé

Nếu bé bị bỏng, các mẹ nhớ không thoa thuốc mỡ hay nước đá hoặc bất cứ cái gì lên đó nhé. Trừ phi các mẹ chắc chắn rằng vùng bỏng không nghiêm trọng còn không thì hãy đưa bé đi cấp cứu ngay (nếu bỏng nhẹ, mẹ cũng có thể đưa bé đi bác sĩ nếu cần thiết!) Bác sĩ có thể làm sạch và băng bó vết bỏng cho bé, đồng thời cũng có thể kiểm tra các tổn thương khó phát hiện bên trong. Nếu bé bị đau do các vết bỏng, các mẹ có thể dùng acetaminophen hay ibuprofen để giảm đau.

Nếu bác sĩ nghĩ bé bị tổn thương các cơ quan bên trong, bé cần tiến hành kiểm tra bằng một vài xét nghiệm, nếu thực sự bé có tổn thương hay bị bỏng quá nặng thì sẽ cần phải nhập viện đấy.

Làm gì để ngăn bé bị điện giật

Các mẹ nên tham khảo kỹ những phương pháp dưới đây nhé, vì những biện pháp này rất hiệu quả trong việc giúp bé yêu nhà mình không bị điện giật đấy!

Rút phích cắm của các thiết bị trong phòng tắm khi không dùng

 

Mong rằng sau bài viết này, các mẹ sẽ tự trang bị cho bản thân mình và phổ biến cho người thân biết cách để đối phó khi bị điện giật, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra cho mình và những người xung quanh các mẹ nhé.