Thỉnh thoảng các mẹ lại cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 8, ngay cả khi mẹ chẳng làm gì cả. Tại sao mẹ thường bị như vậy và tình trạng khó thở khi mang thai này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Vì sao mẹ bị khó thở khi mang thai?
Không có gì ngạc nhiên khi mẹ bầu cảm thấy khó thở khi mang thai, đặc biệt là vào các tháng cuối của thai kỳ.
Tử cung của bạn bị giãn to hết mức đã chiếm hết chỗ của các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, nhằm tạo ra đủ không gian cho bé con trong bụng ngày một lớn lên. Và một trong những cơ quan bị dồn ép đó chính là 2 lá phổi của bạn, do bị tử cung lấn từ dưới lên nên chúng bị hạn chế khả năng giãn nở mỗi khi bạn hít vào.
Chẳng có gì lạ nếu mẹ cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 8
Điều này, kèm với tác dụng của progesterone làm cho bạn cảm thấy khó thở trong nhiều tháng – điều này lý giải tại sao dạo này khi leo cầu thang bạn lại có cảm giác mệt muốn đứt hơi như mình vừa chạy ma-ra-tông vậy.
Đặc biệt là nếu bạn đang mang thai lại sống ở độ cao cao, mang nhiều thai hoặc có lượng nước ối quá nhiều, thì vấn đề khó thở sẽ trở nên khó chịu hơn.
May mắn thay, dù tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng nó lại không hề ảnh hưởng đến bé. Thai nhi vẫn sẽ được cung cấp đầy dủ dưỡng khí mà bé cần thông qua nhau thai.
Mách nhỏ mẹo giúp mẹ dễ thở hơn khi mang thai tháng thứ 8
Cảm giác khó thở khi mang thai tháng thứ 8 sẽ dịu bớt dần khi kết thúc thai kỳ, là lúc thai nhi bắt đầu di chuyển xuống khung chậu để chuẩn bị cho cuộc sinh nở (đối với những phụ nữ sinh con lần đầu thì thường sẽ vào 2-3 tuần trước chuyển dạ, còn những phụ nữ mang thai lần tiếp theo thì hầu như phải đợi đến khi chuyển dạ).
Trong thời gian đợi tới lúc đó, bạn sẽ cảm thấy thở dễ hơn khi ngồi thẳng lưng và hai vai ngả ra sau lưng thay vì phải ngồi khom người, vì ngồi tư thế đó giúp cho phổi có nhiều không gian hơn để giãn nở hết mức có thể.
Khi ngủ, bạn có thể kê cao lưng bằng những cái gối nệm, điều này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn (khoảng 2 – 3 gối).
Đôi khi, việc khó thở khi mang thai tháng thứ 8 hay các tháng khác trong thai kỳ cũng có thể là một biểu hiện của tình trạng thiếu hụt dự trữ sắt trong cơ thể, do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại việc này.
Bạn cần gọi xe cấp cứu hoặc đi cấp ngay lập tức nếu tình trạng khó thở khi mang thai trở nặng, và đi kèm theo các triệu chứng như thở gấp, tím tái môi và đầu ngón tay, đau ngực và/hoặc mạch nhanh, ngất, bị ho dai dẳng, ho cùng với sốt hoặc ớn lạnh, ho ra máu.
Khó thở khi mang thai và các tình huống nghiêm trọng!
Nếu bạn gặp những bệnh lý hô hấp như hen suyễn hay viêm phổi, thì triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn trong lúc mang thai. Đó là lý do tại sao việc chích ngừa cúm lại quan trọng đối với phụ nữ mang thai trong mùa dịch cúm.
Bên cạnh đó, vì có sự thay đổi về tình trạng đông máu trong thai kỳ nên bạn có nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi (máu đông bị trôi tới phổi). Trường hợp này tuy hiếm nhưng cực kỳ nghiêm trọng.
Hãy đi khám nếu tình trạng khó thở khi mang thai khiến bạn mệt mỏi
Khó thở khi mang thai xuất hiện đột ngột và trở nặng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Do đó nếu gặp tình trạng này, bạn cần đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.