Để chọn đồ chơi cho bé 2 tuổi vừa đáp ứng được tính giải trí lại vừa để giáo dục bé thì thật không dễ chút nào. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để lựa chọn những món đồ chơi khiến bé vui thích và học được nhiều thứ hay ho bố mẹ nhé!
Đồ chơi để làm gì?
Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ con sẽ chơi và tạo nên trò chơi thậm chí chỉ với những cành cây, những viên sỏi hoặc thậm chí khi bé không có món đồ chơi nào cả. Ở một số nơi trên thế giới, bé ở độ tuổi này đã được vào bếp và tham gia khuấy nồi hay cán bột làm bánh cùng bố mẹ. Bé có thể thích các hoạt động này mà không cần đến những món đồ chơi tinh vi.
Một số chuyên gia khác lại đưa ra lý lẽ rằng đồ chơi không dạy bé những kĩ năng nhưng có thể giúp bé rèn luyện những kĩ năng đó.
Bé có thể giải trí bằng nhiều cách khác nhau
Tuy có rất nhiều đồ chơi đa dạng và phong phú trên thị trường được quảng cáo hấp dẫn như giúp trẻ thông minh và phát triển trí não hơn. Nhưng sự thực thì các món đồ chơi với quá nhiều chức năng có thể làm cho bé trở nên bị động và ít tưởng tượng hơn. Thay vì lao vào chơi, bé lại quay sang giải trí bằng cách ngắm nhìn những gì món đồ chơi đó “thể hiện”.
Chọn đồ chơi cho bé 2 tuổi như thế nào?
Với các đồ chơi có đèn, nhạc và ánh sáng, nếu các nút không được thiết kế thật logic mà lại tự bật ngẫu nhiên, bé sẽ hoàn toàn lẫn lộn cái gì có thể làm đèn sáng, nút nào có thể khiến đồ chơi phát nhạc hay ánh sáng.
Do vậy phản xạ nguyên nhân, kết quả của bé sẽ khó mà phát triển. Đồ chơi tốt nhất cho bé là món đồ cho phép bé làm hay thử điều gì đó hay nói cách khác là những món đồ chơi có thể tương tác được, và chức năng càng đơn giản càng tốt.
Chọn cho bé các món đồ chơi có thể tương tác được
Một số loại đồ chơi cho bé bố mẹ có thể lựa chọn như:
- Đồ chơi có thể sử dụng được theo nhiều cách khác nhau: đồ chơi dạng tháo, lắp, gắn lại, kéo ra, kéo vào, xếp thành tháp (các bộ xếp hình, xếp tháp, các cốc).
- Đồ chơi giúp bé trưởng thành: Ví dụ như bộ đồ chơi các con thú, ô tô, tàu hỏa, thuyền: Khi còn bé, bé có thể xếp chúng vào trong các hộp giày. Khi lớn lên, bé có thể chơi trò chơi nhân vật với các con thú hay đồ vật này.
- Trò chơi khuyến khích bé tìm hiểu và giải quyết vấn đề: các bộ ghép hình, hình khối thả vào hộp, đất sét nặn.
- Đồ chơi mô phỏng cuộc sống thường ngày: Quần áo, bàn chải, gương lược, đồ chơi nấu bếp, nhạc cụ…
- Các trò chơi chuẩn bị cho bé đọc và viết: sách, bảng chữ cái, màu vẽ…
- Đồ chơi khuyến khích bé hoạt động hơn: các trái banh các kích cỡ, trò chơi bowling, đồ làm vườn, các hộp rỗng để bé chui vào chui ra…
Một chiếc thùng các tông cũng có thể trở thành món đồ chơi ưa thích của bé
Bé thường bị thu hút bởi những thứ có thể bỏ vào trong những thứ khác
Chẳng hạn như một hộp đựng giày cũ được dùng như là giường cho búp bê hay gấu Teddy. 3 món đồ chơi đơn giản giúp bé hiểu ra rằng có những đồ vật có thể gắn với nhau như là:
- Một chiếc xe buýt hay xe lửa/tàu hỏa có những hình người nhỏ xíu gắn bên trong là phù hợp với bé ở tuổi này. Bé cũng rất thích đẩy những món đồ chơi có bánh xe đi lòng vòng khắp nhà, khắp sân.
Bé rất thích đẩy những món đồ chơi có bánh xe đi lòng vòng khắp nhà
- Một hộp xếp hình thả khối sẽ giúp bé biết cách xếp những hình khối khác nhau vừa vặn vào những lỗ có hình dạng tương tự và học được cả về màu sắc.
- Những chiếc cốc nhựa hay bát nhựa có thể chồng lên nhau thành những cái tháp hay xếp vừa vặn trong nhau, chúng cũng có thể được dùng chơi với đống cát hoặc đổ nước trong nhà tắm.
Thùng đồ chơi của bé
Bé thường tỏ ra quyết liệt khi muốn chơi một món đồ chơi nào đó. Nếu bạn giằng ra khỏi tay con, bé sẽ phản đối bằng cách khóc to, giãy giụa hay giận dữ.
Hãy để một hộp đồ chơi nhỏ (gồm cả những thứ như muỗng nhựa, lược chải đầu hay ca nhựa dùng để đong) trong phòng của bé hay phòng khách chung, nơi bé thường chơi trong đó, để bé chọn lấy ra những món bé thích nhất để chơi cho dù sau đó bạn sẽ phải dọn dẹp đống bày bừa của bé.
Bé ở giai đoạn này đang học mọi thứ mỗi ngày bằng cách quan sát và bắt chước những gì mà người lớn làm. Việc thay đổi thường xuyên các món đồ chơi cũng là 1 ý hay mà bố mẹ có thể tham khảo đấy.
Ba mẹ hãy chơi cùng con
Các nghiên cứu cho thấy rằng bé có thể học được rất nhiều từ việc chơi với bố mẹ hay các bé lớn hơn, thay vì chỉ đưa đồ chơi cho bé, bố mẹ nên giành thời gian chơi với con. Hầu hết các bé ở lứa tuổi 12 đến 18 tháng đều rất thích những trò chơi sau:
- Đưa cho người khác đồ vật và lấy lại. Bố mẹ có thể cho con đi vứt bỉm đái dầm hay nhặt đồ vật rơi dưới đất, ở trên bàn để đưa cho bố mẹ. Cứ khi nào con đưa gì, bố hay mẹ hãy cám ơn con một cách rất hào hứng nhé. Khi nào đưa lại cho con, trong khi đợi con cầm vào đồ vật là mình nói: Đây này con hoặc của con đây. Bé không chỉ cầm đồ vật mà còn rất nhớ những gì bố mẹ nói nữa đấy.
- Giấu đồ vật ở sau lưng, trong lòng bàn tay rồi xòe tay ra cho bé xem đồ vật ví dụ như trò “Tập tầm vông”.
- Bạn có thể chơi trò chơi “ú òa” bằng cách lấy tay che vào mặt mình và nói “ú”, khi nào lấy tay không che mặt nữa thì nói “òa”.
- Trò chơi tung và hứng bóng, thường là con tung và mình hứng là chính. Rất ít khi bé 18 tháng bắt trúng bóng trong trò này.
- Trò chơi trốn tìm, bố mẹ chạy đi nấp mặt mình trong những chỗ khác nhau nhưng vẫn đưa tay, chân cho bé nhìn thấy để bé dễ tìm được, bé sẽ cười khanh khách cho mà xem.
- Bạn cũng có thể chơi trò chơi: “Vỗ tay bà cho ăn bánh, không vỗ tay bà đánh lên đầu”.