Bị tiêu chảy nên uống gì để bù nước luôn là câu hỏi nhiều mẹ quan tâm và tìm kiếm một câu trả lời đúng, vì nguy cơ lớn nhất liên quan đến bệnh tiêu chảy chính là mất nước, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi.
Những cách bù nước khi bị tiêu chảy sau đây giúp phục hồi lượng nước, muối, kali, đường đã bị mất và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Bù nước khi bị bệnh tiêu chảy
Trong ngày đầu tiên bị tiêu chảy, bạn hãy uống thật nhiều nước sạch nhé. Công thức chế biến nước uống bổ sung sau đây được mô phỏng theo một công thức được sáng tạo bởi Rehydration Project – một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hoạt động vì mục đích hạn chế tỷ lệ trẻ em tử vong do nhiễm trùng tại các quốc gia đang phát triển.
Bạn có thể tự mình chế biến những thức uống bổ sung nước khi bị bệnh tiêu chảy với những nguyên liệu như:
1. Cam, baking soda và mật ong
- ¼ tách (60ml) nước cam
- 2 tách (475ml) nước đun sôi để nguội
- ¼ thìa cà phê baking soda
- ¼ (14g) thìa cà phê mật ong
Hòa nước cam và nước đun sôi để nguội trong một bình đựng nước nhỏ. Khuấy đều baking soda vào hỗn hợp cho đến khi tan hết. Tiếp đó cho mật ong vào và khuấy đều một lần nữa.
Nguy cơ lớn nhất liên quan đến bệnh tiêu chảy chính là mất nước, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em và người lớn tuổi. Thức uống này có thể thay thế và phục hồi lượng nước, muối, kali, và đường đã bị mất sau khi bạn bị tiêu chảy. Baking soda cũng giúp bổ sung dung dịch kiềm còn thiếu.
2. Trà xanh, chanh và mật ong
- 1 tách (235ml) nước lọc
- 2 thìa cà phê (4g) trà xanh khô
- 2 thìa cà phê (7g) mật ong
- 1 thìa cà phê (5ml) nước cốt chanh
Bị tiêu chảy nên uống gì để bù nước?
Đun sôi nước trong một cái xoong nhỏ và cho trà vào. Tắt lửa, đậy nắp và ngâm trà trong vòng 1 – 3 phút. Trộn lẫn mật ong và nước cốt chanh vào một cái cốc. Lọc lá trà ra và đổ hỗn hợp mật ong vào khuấy đều rồi dùng ngay.
Trà xanh có tác dụng làm se khít lỗ chân lông và ngăn ngừa sự sinh sản của các vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm như E. Coli, Salmonella typhimurium, và Staphylococcus aureus.
Chanh cũng có tác dụng giúp se khít lỗ chân lông và chứa vitamin C và bioflavonoids, những chất rất có lợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tinh dầu trong các loại cam quýt cũng làm giảm tác hại của một số vi khuẩn như E. coli và Salmonella. Mật ong có đặc tính kháng viêm, giúp cơ thể cảm thấy thư thái, dễ chịu, tăng cường hệ miễn dịch và kháng khuẩn.
3. Nước lúa mạch
Bên cạnh việc dùng trà xanh, chanh và mật ong thì một cách bù nước khi bị tiêu chảy nữa cũng mang lại hiệu quả cao đó là dùng nước lúa mạch! Tất cả những gì bạn cần là:
- ¼ tách (46g) lúa mạch còn sống;
- 3 tách (710ml) nước lọc;
- muối và mật ong (không bắt buộc).
Đun nước và lúa mạch cho đến khi sôi rồi hạ nhỏ lửa và tiếp tục nấu trong vòng 1 giờ. Bỏ bã và lọc lấy nước lúa mạch ra một cái tô rồi để nguội. Có thể cho thêm một ít muối hoặc một thìa cà phê (7g) mật ong, theo liều lượng tùy ý trước khi dùng.
Nước lúa mạch và nước gạo sẽ giúp phục hồi lượng nước bị mất và đảo ngược tình trạng mất cân bằng điện phân sau khi bị tiêu chảy.
4. Bột yến mạch
Để thực hiện cách bù nước khi bị tiêu chảy này, bạn cần:
- ½ chén (40g) yến mạch xay nhuyễn
- 1 chén (235ml) nước
- ½ thìa cà phê bột quế
- 1 thìa cà phê (14g) mật ong (không bắt buộc)
Trộn bột yến mạch, nước và bột quế rồi cho vào lò vi sóng làm nóng ở nhiệt độ cao trong 3 phút. Hoặc bạn có thể trộn bột yến mạch và bột quế trong một cái dĩa hoặc một cái tách có chia độ. Đun sôi nước rồi đổ hỗn hợp trên vào. Vặn nhỏ lửa, thỉnh thoảng khuấy đều trong vòng 5 – 8 phút cho đến khi bột yến mạch sệt như ý bạn mong muốn. Thêm mật ong vào nếu muốn. Sau đó để nguội và thưởng thức.
Bột yến mạch giúp làm dịu các lớp màng nhầy bị sưng tấy lên đồng thời chứa các cacbohydrat phức tạp có chức năng tăng cường miễn dịch. Mật ong có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn. Bột quế cũng có tác dụng kháng khuẩn.
5. Nước sốt táo
- ½ chén (120ml) nước
- 2 quả táo xanh không gọt vỏ, bỏ lõi và cắt hạt lựu
- ¼ thìa cà phê bột quế
- 1 thìa xúp (20g) mật ong
Đổ nước vào một cái nồi rồi cho táo, bột quế, mật ong vào và khuấy đều. Vặn lửa vừa và nấu hỗn hợp trong khoảng 15 phút hoặc cho đến khi táo mềm. Đợi cho hỗn hợp nguội rồi nghiền nát bằng một cái thìa.
Nếu bạn không biết bị tiêu chảy nên uống gì, hãy nghĩ ngay đến táo! Những trái táo có rất nhiều pectin, đặc biệt là phần vỏ. Nếu đã từng làm mứt táo, bạn sẽ biết rằng pectin có đặc tính hút nước để tạo thành gel. Đó chính là cách táo làm giảm tiêu chảy. Bởi vì táo tươi khó tiêu hóa hơn, nên tốt nhất là bạn hãy nấu chín nó lên.
Nếu không thích nấu những quả táo này lên, bạn vẫn có thể tìm mua sốt táo tại các cửa hàng thực phẩm. Bột quế có chứa một chất kháng khuẩn gọi là cinnamaldehyde. Còn mật ong có tính kháng viêm, dễ chịu và giúp ngăn ngừa một số loại vi khuẩn gây tiêu chảy.