Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, do đó khi di chuyển trên đường ba mẹ cần chú trọng, đặc biệt đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô hoặc taxi vì ba mẹ thường chủ quan, ít đề phòng như khi chở bé bằng xe máy.
Không phải lúc nào trẻ cũng ngoan ngoãn trên những chiếc ghế ngồi xe otô cho trẻ em. Chính vì vậy mà bố mẹ nên biết những mẹo sau để đảm bảo an toàn cho bé mỗi khi xe chạy bon bon trên đường.
An toàn khi cho bé dưới 9 tháng tuổi đi ô tô
Đảm bảo sự thoải mái cho trẻ bằng cách lót thêm những tấm mền quấn trẻ sơ sinh vào các bên của ghế ngồi xe ôtô cho trẻ em.
Nếu cần thiết, đặt thêm một chiếc tã vải cuộn nhỏ lại hoặc mền quấn trẻ sơ sinh giữa dây đeo đáy chậu và trẻ để ngăn ngừa phần thân dưới của trẻ bị trượt nhiều về phía trước.
Luôn sử dụng ghế ngồi xe ôtô cho trẻ em để đảm bảo an toàn
Nếu phần đầu của trẻ lắc lư về phía trước, kiểm tra cẩn thận để xem ghế đã ngả về sau đủ chưa. Nghiêng ghế về phía sau cho tới khi ghế đạt càng gần tới góc 45 độ càng tốt.
Trẻ từ 9 tháng – 24 tháng tuổi
Trẻ ở tuổi này thích leo trèo và chỉ muốn thoát ra khỏi ghế trong nỗ lực tuyệt vọng nhưng đây chỉ là một giai đoạn của trẻ.
Bố mẹ cần dùng giọng bình tĩnh nhưng cứng rắn, nhấn mạnh rằng bé phải ngồi trong ghế bất cứ khi nào xe đang chạy. Nói với trẻ rằng xe sẽ không chạy trừ khi mọi người thắt dây an toàn, và tiếp tục lặp lại nếu trẻ cố gắng thoát khỏi ghế ngồi.
Giúp trẻ giải khuây bằng cách giải trí hoặc hát cùng trẻ khi bạn đang lái xe nhưng đừng làm thế nếu việc này khiến bạn bị phân tâm.
Trẻ 24 tháng tuổi – 36 tháng tuổi
Hãy biến chuyến đi thành một kinh nghiệm giúp trẻ học hỏi bằng cách nói về những thứ mà trẻ nhìn thấy bên ngoài cửa sổ, miễn là việc này không làm bạn bị sao nhãng việc lái xe.
Khuyến khích trẻ thắt dây an toàn cho những con thú đồ chơi hoặc búp bê của mình vào trong ghế ngồi xe hơi cho bé và nói về việc những đồ chơi này giờ mới an toàn làm sao khi chúng được thắt dây an toàn như vậy.
Trẻ mẫu giáo
Giải thích cho bé hiểu tại sao bé phải thắt dây an toàn
- Nói về sự an toàn như là hành vi “trưởng thành” và ca ngợi trẻ bất kỳ khi nào trẻ tự nguyện thắt dây an toàn.
- Khuyến khích trẻ chấp nhận ghế ngồi xe hơi cho bé, hoặc ghế nâng lưng bằng những chơi trò giả vờ chẳng hạn như bé làm phi hành gia, phi công hoặc tay đua xe hơi.
- Giải thích tại sao ghế ngồi xe hơi lại quan trọng đến vậy: “Nếu chẳng may bố phải dừng xe ngay lập tức, dây đeo sẽ giữ con không bị va vào đầu.”
- Chỉ cho trẻ những cuốn sách và bức hình với những thông điệp an toàn.
- Luôn luôn đeo dây an toàn cho trẻ, và đảm bảo rằng những người khác trong xe cũng làm vậy.
Khen ngợi khi trẻ thắt dây an toàn khi đi xe ô tô
Cho bé ngồi ở hàng ghế phía sau
- Loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn của các túi khí đối với trẻ bằng cách cho trẻ ngồi ở ghế sau và được thắt dây an toàn mỗi khi xe chạy.
- Lên kế hoạch trước để mà bạn không phải lái xe khi có nhiều trẻ em để có thể giữ an toàn cho trẻ ở ghế sau.
Lưu ý khi sử dụng túi khí xe hơi
- Không ngồi quá gần túi khí. Nếu ngồi quá gần túi khí hoặc đặt tay hay chân lên túi khí thì đặc biệt nguy hiểm. Túi khí nổ với tốc độ cực nhanh với lực rất mạnh, do đó chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra nếu có ai đó quá gần với túi khí khi nổ. Mẹ nên điều chỉnh ghế ngồi hợp lý sao cho khoảng cách an toàn tối thiểu là 25cm tính từ ngực người lái và hành khách phía trước tới chỗ đặt túi khí. Hành khách nên chỉnh ghế ngồi xa khỏi túi khí càng xa càng tốt và luôn ngồi ngay ngắn trên ghế, tựa lưng
- Không tự ý điều chỉnh túi khí. Không được tự ý sửa chữa hoặc can thiệp vào hệ thống túi khí vì điều này có thể làm túi khí nổ bất ngờ hoặc làm vô hiệu hoá hệ thống túi khí.
- Không để các vật dụng trước túi khí. Không để bất cứ vật dụng gì phía trước túi khí, khi túi khí bị kích nổ các vật này có thể bắn trúng hành khách trong xe gây chấn thương nghiêm trọng.
- Nút điều khiển túi khí. Đã có một số tai nạn khá nghiêm trọng xảy ra do túi khí bị bung ra, vì vậy một số loại xe được trang bị thêm nút điều khiển (On/Off Switches) để ngăn không cho túi khí hoạt động.Tuy nhiên cũng nên hạn chế sử dụng những nút này nếu thấy không thật cần thiết.