Nuôi con

Giúp con giao tiếp tốt hơn với các bạn đồng trang lứa bằng cách nào?

Giúp con giao tiếp tốt hơn với các bạn đồng trang lứa bằng cách nào? Nếu cha mẹ cảm thấy thời gian gần đây con có vẻ trầm tính hơn bình thường, ít đi chơi với bạn bè, cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ. Có thể là trẻ gặp khó khăn trong ứng xử, nên rất cần sự quan tâm, chỉ dẫn của cha mẹ để giúp con có những kỹ năng giao tiếp, từ đó, giúp con giao tiếp tốt hơn.

Giao tiếp – Yếu tố cần thiết xây dựng tình bạn

Dạo gần đây, mẹ để ý thấy Hoa Cải khá trầm lặng, mỗi lần chuẩn bị đi học con cũng không háo hức như thời điểm đầu năm học. Lần nào mẹ hỏi chuyện trên trường, Hoa Cải cũng chỉ tảng lờ và lảng sang chuyện khác, có vẻ như con không muốn chia sẻ với mẹ về những chuyện này. Mẹ biết mọi việc của Hoa Cải đang có khá nhiều khó khăn do con mới chuyển từ trường cũ ở dưới huyện sang trường mới trên thành phố.

Tối đó, khi Hoa Cải học bài xong và chuẩn bị đi ngủ, mẹ vào phòng và nằm trên giường cùng Hoa Cải như hồi Hoa Cải còn bé xíu, rồi hai mẹ con thủ thỉ nói chuyện với nhau. Sau đó, Hoa Cải mới kể cho mẹ biết, dạo này cô bé thường buồn bã là vì cảm thấy mình không hòa nhập được vào tập thể mới, và trong lớp chẳng ai muốn chơi cùng cô.

Nguyên nhân do một phần Hoa Cải không biết cách giao tiếp với bạn bè, một phần vì các bạn cùng lớp cho rằng cô quê mùa, hai lúa. Nghe Hoa Cải kể chuyện, mẹ rất đau lòng và thương con. Nhưng trên hết, mẹ cảm thấy thật may vì Hoa Cải đã thổ lộ chuyện này để mẹ hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra những phương pháp tốt nhất giúp con!

Giúp con giao tiếp tốt hơn với các bạn đồng trang lứa

Giúp con giao tiếp tốt càng sớm càng tốt vì đó là yếu tố cần thiết để trẻ xây dựng tình bạn

Giúp con giao tiếp tốt hơn bằng cách nào?

Con không có bạn bè, ở trường không có ai muốn chơi với con cả.

Khi nghe con trẻ nói những câu như vậy, là cha mẹ, chắc hẳn bạn không khỏi cảm thấy đau lòng. Mặc dù điều này đôi khi chỉ xảy ra ở một giai đoạn nào đó trong những năm tháng tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, nó có thể để lại một vết thương tâm lý lâu dài cho con bạn đấy.

Nếu cảm thấy thời gian này con có vẻ ít bạn, trầm tính hơn bình thường, cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ, có thể bắt đầu bằng việc hỏi thăm trẻ tại sao dạo gần đây thường thấy trẻ dành nhiều thời gian một mình. Ngoài ra, cha mẹ có thể hỏi trẻ xem có điều gì làm trẻ cảm thấy chán nản hoặc không vui hay không. Đồng thời, cha mẹ hãy trấn an trẻ rằng “Con yêu à, không chỉ có mình con cảm thấy như vậy đâu, nhiều bạn khác bằng tuổi con đôi khi cũng có những cảm giác như vậy đấy”.

Trẻ thường cho rằng cha mẹ trải qua tuổi vị thành niên mà không gặp bất kì rắc rối gì. Vì vậy, đôi khi việc cha mẹ chia sẻ những câu chuyện của bản thân ở trong quá khứ hoặc hiện tại có thể là “liều thuốc an thần” đối với trẻ.

Giúp con giao tiếp tốt hơn với các bạn đồng trang lứa hình ảnh 2

Hãy giúp con giao tiếp tốt càng sớm càng tốt

Con à, nhiều lúc mẹ cũng phải đi những cuộc hội nghị trong lĩnh vực kinh doanh. Mẹ luôn phải nói chuyện, giao tiếp cùng những người hoàn toàn xa lạ. Có đôi khi mẹ không thể nghĩ ra bất kì điều gì để nói với họ, những lúc đó mẹ cảm thấy lo lắng và cảm giác như mình ở nằm ngoài cuộc chơi vậy”. Ban đầu, khi mới nghe những lời chia sẻ như thế này, trẻ có thể liên tưởng ngay đến việc cha mẹ ám chỉ trẻ đang cô đơn, điều đó khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và kiên quyết phủ nhận.

Tuy nhiên, đừng vội bỏ cuộc sớm, cha mẹ có thể hỏi giáo viên hoặc bất kì người lớn nào ở gần trẻ để đánh giá một cách khách quan xem mối quan hệ giữa trẻ với mọi người xung quanh như thế nào; Điểm mạnh và điểm yếu của trẻ là gì; Trẻ có biết các kỹ năng giao tiếp cần thiết không? Có phải con bạn có xu hướng trở nên rất nhút nhát khi ở bên bạn bè, lo sợ khi bắt đầu một mối quan hệ bạn bè mới; Có ai ăn hiếp hay tỏ ra chảnh chọe với trẻ, hoặc trẻ có gây gổ với ai hay không,… Ngoài ra, cũng nên tự nhận định vấn đề của con bằng con mắt quan sát của bạn nữa nhé.

Giúp con giao tiếp tốt bằng cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử

Theo các chuyên gia tâm lý, đôi khi trẻ có hành động thiếu suy nghĩ trong những tình huống đòi hỏi cách giải quyết rất đơn giản, nguyên nhân là do trẻ không biết cách cư xử sao cho phù hợp. Để rèn luyện khả năng ứng xử và giúp con giao tiếp tốt hơn, cha mẹ có thể thử đặt ra một số tình huống để dạy trẻ cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý.

Giúp con giao tiếp tốt hơn với các bạn đồng trang lứa hình ảnh 3

Giúp con giao tiếp tốt bằng cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Phần lớn những trẻ không có mối quan hệ tốt với bạn bè đồng trang lứa thường khá nhạy cảm với những hạn chế về mặt xã hội của bản thân. Trẻ có thể tự chất vấn bản thân như “Mình sẽ nói gì với anh ấy? Việc mình làm có quá ngớ ngẩn không nhỉ?”,… Vì vậy trẻ có thể cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp nên thường im lặng và không nói.

Một số trẻ sinh ra đã có năng khiếu giao tiếp, tuy nhiên, khi con bạn không có khả năng này thì cũng đừng quá lo lắng vì nghệ thuật giao tiếp có thể học hỏi và được trau dồi thêm từng ngày. Chìa khóa để giúp con giao tiếp tốt hơn và trở thành một người giao tiếp tốt là tính hiếu kì (curiosity) và lòng khoan dung (generosity). Một chủ đề có thể trở thành chủ đề bàn tán vô tận đó là “chính bản thân họ”. Điều này đặc biệt đúng với các trẻ ở độ tuổi vị thành niên đấy nhé.

Giúp con giao tiếp tốt hơn bằng những hoạt động bổ ích

Đối với những trẻ cảm thấy lạc lõng với xã hội, thì thậm chí ngay cả việc dẫn bạn về nhà chơi thôi cũng là một việc không dễ dàng gì. Giao tiếp, kết bạn đối với trẻ là những việc khá khó khăn, vì vậy cha mẹ cần lưu tâm đến con nhiều hơn so với mức bình thường.

Để giúp con giao tiếp tốt và gần gũi với bạn bè hơn, cha mẹ có thể tạo ra những cơ hội giúp trẻ tiếp xúc và giao tiếp với bạn bè, ví dụ như cha mẹ có thể hỏi trẻ xem trẻ có muốn mời bạn bè đến chơi nhà hay không, hoặc hãy đưa trẻ và bạn bè đến những nơi như rạp chiếu phim, sở thú, viện bảo tàng, khu vui chơi, tổ chức một hoạt động thể thao nào đó,…. tất cả sẽ giúp trẻ và những người bạn trở nên gần gũi và không cảm thấy lạc lõng.

Giúp con giao tiếp tốt hơn với các bạn đồng trang lứa hình ảnh 4

Giúp con giao tiếp tốt hơn bằng những hoạt động bổ ích
Trong khi đó, cha mẹ chỉ cần ngồi bên cạnh như một người xem và gợi ý cho con những điều cần nói, tuy nhiên, hãy chú ý không nên nói quá nhiều vì sẽ khiến trẻ và bạn của trẻ cảm thấy ngại ngần đấy.

Nếu đang kiếm một thứ gì đó cho trẻ và bạn của trẻ làm cùng nhau, cha mẹ có thể lựa chọn những hoạt động giải trí không đòi hỏi tính cạnh tranh, thế mạnh của trẻ hoặc những trò thúc đẩy sự chia sẻ và hợp tác. Tránh các hoạt động cá nhân hoặc các hoạt động cần một nhóm lớn nhé. Một khi con bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn khi ở cùng bạn bè, cha mẹ có thể bắt đầu dần dần “lui về hậu trường”.

Ví dụ như sau khi xem phim mà cả con và người bạn đều cảm thấy rất thoải mái, cha mẹ có thể cho con thêm một ít tiền để đi mua sắm cùng bạn trong 1-2 tiếng (không nên quá lâu). Cho bọn trẻ đi ra ngoài ăn uống cùng nhau cũng là một ý kiến không tồi mà cha mẹ có thể thực hiện.

Giúp con giao tiếp tốt hơn với các bạn đồng trang lứa hình ảnh 5

Giúp con giao tiếp tốt hơn bằng những hoạt động bổ ích

Mẹo giúp con giao tiếp tốt và hòa nhập với bạn bè

Để giúp con giao tiếp tốt, hòa nhập với xã hội, việc kết hợp với giáo viên và giáo viên phụ trách các hoạt động nhóm là rất quan trọng. Cha mẹ hãy cho họ biết những khó khăn mà trẻ đang gặp phải và nhờ họ bỏ thêm chút thời gian để lưu tâm đến trẻ hơn nhé. Nếu suy nghĩ ra được ý tưởng gì để giúp cho trẻ, cha mẹ hãy nhờ những người này thông báo về sự tiến bộ của con.

Bên cạnh đó, để giúp con giao tiếp tốt cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các câu lạc bộ ở trường học hoặc thông qua các tổ chức tôn giáo hoặc cộng đồng-nơi trẻ có nhiều cơ hội để gặp những người bạn cùng sở thích và mục tiêu, đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp. Có chung niềm đam mê chính là một nền tảng đầy hứa hẹn cho những tình bạn mới. Tuy nhiên, đừng ép buộc trẻ tham gia vào những hoạt động mà trẻ không thích mẹ nhé.

Trong trường hợp dù đã rất cố gắng mà tình hình của trẻ vẫn không khả quan, cha mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

1. Making Friends in Highschool. Tham khảo tại: <https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/teen/school/Pages/Making-Friends-in-High-School.aspx>. [10 tháng 3 năm 2016]

2. 10 Ways To Improve Your High-Schooler’s Communication Skills. Tham khảo tại: <https://www.understood.org/en/friends-feelings/common-challenges/communication-issues/10-ways-to-improve-your-high-schoolers-communication-skills>. [10 tháng 3 năm 2016]

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com