Mẹ không hoàn hảo

Các mốc phát triển của trẻ từ 4 đến 5 tuổi – Kỹ năng cầm nắm

Kỹ năng cầm nắm của trẻ 4 -5 tuổi đã phát triển vững chưa? Liệu cha mẹ có thể dựa vào kỹ năng này để đánh giá các mốc phát triển của trẻ? Mẹ có nên để bé tự đánh răng hay mặc quần áo lúc này được không?

Các mốc phát triển của trẻ từ 4 đến 5 tuổi về kỹ năng cầm nắm và cử động các ngón tay đã phức tạp hơn. Các bé lúc này có thể tự làm được rất nhiều việc cho mình như biết tự đánh răng, tự mặc quần áo đi chơi. Nếu bố mẹ đưa cho bé 1 tờ giấy và cái bút, bé sẽ vẽ ngay cho bố mẹ một bức tranh có hình người đủ cả tay chân và thân mình luôn đấy.

Các mốc phát triển của trẻ – Câu chuyện của con:

Bây giờ tớ là một chàng trai thật sự rồi nhé. Tớ len lén quan sát những việc bố làm và bắt chước gần như hoàn hảo luôn đấy. Thay vì thời gian chăm lo cho tớ như hồi còn bé thì bây giờ mẹ đã hoàn toàn có thể yên tâm làm việc vì tớ biết tự chăm sóc bản thân mình rồi. Các mốc phát triển của trẻ

Kỹ năng cầm nắm của tớ vững rồi nên bố cho tớ tự kì cọ mỗi khi tắm í

Mỗi sáng thức dậy tớ đều tự đánh răng với chiếc bàn chải màu xanh có những chú gấu nhỏ. Tớ quệt lên đó một lớp kem trộn lẫn màu hồng và trắng có hương dâu thoang thoảng bay. Chỉ vài phút sau là tớ có một hơi thở thơm tho vị dâu luôn hihi. Tiếp theo, tớ phải thay đồ để chào đón một ngày mới. Bây giơ tớ biết tự mặc đồ rồi nhé, mẹ chỉ giúp tớ tí tẹo thôi. Tớ còn biết thắt dây giày cơ đấy hihi. Thật hãnh diện quá đi mất!

Có bạn nào muốn tham gia vào thế giới nghệ thuật đầy sáng tạo của tớ không? Lớn lên chắc tớ có khả năng trở thành một anh chàng họa sĩ tài ba nha. Một tay tớ giữ tờ giấy trắng trước mặt còn tay phải cầm cây bút chì màu. Trong đầu tớ đã xuất hiện ý tưởng vẽ về chính mình nên bàn tay tớ đưa qua đưa lại và rồi, kiệt tác của tớ đã trình làng.Các mốc phát triển của trẻ

Các mốc phát triển của trẻ về cầm nắm – Trẻ có thể vẽ tranh

Nhìn bức tranh mẹ treo trên tường tớ vẽ kìa, òa, tớ vẽ người nhưng chẳng thấy thân mình đâu cả, hai chân lại còn thò ra khỏi đầu nữa nhìn ghê quá đi à. Nhưng bức tranh tớ mới vẽ hôm qua phải được gọi là một tác phẩm nghệ thuật chân chính vì bây giờ nó mới được gọi là con người với mắt, mũi và miệng đầy đủ, và tớ rất thích vẽ người nha.

Đến 5 tuổi, các mốc phát triển của trẻ có khác nhiều không nhỉ. À, ngoài việc vẽ hình tam giác, tớ còn vẽ được khối hình khác như hình ngôi sao, hình kim cương. Bây giờ tớ vẽ có được cả mình và thân người chứ không chỉ có mặt và chân tay như trước đâu. Tớ có biệt tài bắt chước nên những ngôi sao hay hình kim cương đều được tớ vẽ lại trên trang giấy và còn tô màu vàng cho đẹp mắt nữa.

Bức tranh ngộ nghĩnh của tớ ngoài tấm chân dung về chính chủ nhân của nó còn có những ngôi sao vàng xung quanh, em tớ cứ gọi là mắt tròn mắt dẹt mà ngắm nhé.Các mốc phát triển của trẻ

Trẻ cũng vẽ được mình và thân người, hình ngôi sao, hình kim cương

 

Tớ cũng viết được 1 vài chữ cái rồi, nếu mẹ đọc truyện cho tớ nhiều, có khi tớ còn biết đọc sớm luôn ấy chứ. Tớ cũng tự ăn hết phần ăn của mình và sử dụng thìa, đũa, dao nĩa thành thạo.Các mốc phát triển của trẻ

Trẻ sử dụng thìa, đũa, dao nĩa thành thạo 

Khi nào cần đi tè hoặc đi ị là tớ tự vào toilet đi một mình, chỉ cần mẹ không để sàn nhà tắm quá trơn là được. Tuyệt nhất là mẹ đã mua cho tớ 1 cái kéo nhựa để cắt dán suốt ngày rồi cất hết các “tác phẩm” của tớ lại. Chắc là để dành sau này, khoe với bạn gái tớ đấy mà.

Các bạn có biết đây là con gì không? Đừng nói là nhìn không ra nhé. Tớ nặn con mèo Ú Nu Na đấy! Tớ còn xây dựng được tòa nhà cao tầng và các hình thù ngộ nghĩnh từ đống đồ chơi xếp hình nữa cơ. Mẹ khen tớ có trí tưởng tượng phong phú hehe, làm tớ vui phải biết luôn. Mẹ ơi, mẹ có biết là những lời khen của mẹ cho con thấy mình đã thành công trong việc sáng tạo, đó là nhân tố quan trọng giúp con xây dựng lòng tự trọng của mình đấy.

>> Để trẻ luôn vui tươi, tăng phát triển não bộ hãy đăng ký ngay lớp aerobic cho bé

Vậy khi lên 4 – 5 tuổi, các mốc phát triển của trẻ đối với kỹ năng cầm nắm ra sao, bé có thể làm gì?

Dưới đây là các mốc phát triển của trẻ 2-5 tuổi, ba mẹ xem nhé! Các mốc phát triển của trẻ