Mẹ không hoàn hảo

Cách chẩn đoán và điều tri thoát vị bẹn ở trẻ em

Nếu mẹ nghi ngờ bé nhà mình mắc phải chứng thoát vị bẹn, hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để đươc tư vấn và kiểm tra cụ thể.

Chẩn đoán thoát vị bẹn ở trẻ em

Nếu mẹ thấy có khối phồng tại vùng bẹn bìu (ở bé trai) hoặc vùng âm môi (ở bé gái) thì có thể bé đã mắc phải chứng thoát vị bẹn. Khi bé cảm thấy thoải mái và nằm yên, khối phồng có thể biến mất hay thu nhỏ lại, hoặc khi bé khóc, ho và mệt mỏi, khối phồng sẽ xuất hiện và to hơn.

Trong trường hợp bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn và kiểm tra cụ thể hơn.

Chẩn đoán thoát vị bẹn ở trẻ em thông qua việc tìm hiểu bệnh sử và kiểm tra thể trạng của bé. Các bác sĩ sẽ thăm khám phần bụng, khu vực giữa bụng và mặt trong của đùi. Ở bé trai sẽ kiểm tra thêm vùng bìu nếu nghi ngờ thoát vị bẹn. Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ yêu cầu bé đứng và ho, hay làm bé khóc để kiểm tra xem có khối phồng ở vùng bẹn hay không.

Phẫu thuật khi bé bị thoát vị bẹn

Nếu khối thoát vị nhỏ và không gây khó chịu cho bé thì không cần tiến hành phẫu thuật thoát vị bẹn đâu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn để mẹ quan sát và theo dõi chuyển biến.

Không cần làm phẫu thuật nếu khối thoát vị bẹn ở trẻ em nhỏ và không gây khó chịu

Bé sẽ cần can thiệp phẫu thuật ngay khi khối thoát vị bẹn có dấu hiệu lớn dần và gây đau. Phẫu thuật sẽ giúp bé giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Xem thêm: Thoát vị bẹn ở trẻ em, triệu chứng như thế nào?