Mẹ không hoàn hảo

Chú ý khi cho trẻ ăn dặm các loại trái cây có hạt

Khi cho trẻ trên 1 tuổi ăn dặm các loại trái cây có hạt như vải, măng cụt, chôm chôm,… mẹ cần cẩn thận để tránh trường hợp bé bị hóc, bị nghẹn. Bài viết chia sẻ cách chế biến một vài loại trái cây tốt cho bé ăn dặm có hạt, các mẹ tham khảo nhé!

Cách chế biến vải cho bé ăn dặm

Dinh dưỡng tử quả vải: Là một trong những loại trái cây tốt cho bé ăn dặm rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn không hợp lý có thể bị ảnh hướng đến cơ thể. Vải chứa nhiều Vitamin, muối khoáng và năng lượng. Những chất có nhiều nhất và dồi dào nhất trong trái vải là Vitamin C, Kali, đường glucoza và chất chống oxy hóa.

Đừng cho trẻ ăn dặm quá nhiều vải nhé, chỉ nên ăn từ 4 – 5 quả một lần, không nên chỉ ăn mỗi vải và trước đó nên ăn cơm để tránh tình trạng hạ đường huyết. Khi bé có triệu chứng hạ đường huyết nên cho bé uống ngay một ly nước đường tương đối đặc, tốt nhất là dùng nước đường gluco.

Mẹo chọn và bảo quản vải: Mẹ nhớ chọn quả đồng đều về kích thước, độ chín, lành lặn, không có sâu bệnh, không bị dập. Khi mua về dùng kéo cắt hết cành, lá. Sau đó rửa sạch dưới vòi nước rồi vớt ra để thật ráo mới cho vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Ngoài ra, các mẹ cũng lưu ý, vải là loại quả có thời gian bảo quản ngắn nên ăn đến đâu mua đến đấy chứ đừng mua theo kiểu cất vào tủ lạnh để ăn dần.

Các bước chế biến vải cho bé ăn dặm: Để cho bé ăn vải và tránh tình trạng bé nuốt luôn hạt hoặc bị hóc, nghẹn, mẹ nhớ làm theo những bước sau nhé:

Cách chế biến chôm chôm cho bé ăn dặm

Dinh dưỡng từ chôm chôm: Là một trong những loại trái cây tốt cho bé ăn dặm được nhiều mẹ ưa chuộng và hay cho trẻ ăn dặm vào mùa hè bởi hương vị thơm ngon, ngọt mát. Đặc biệt, chôm chôm còn có tác dụng làm đẹp và có lợi cho sức khỏe như: giúp xương và răng chắc khỏe, kích thích tế bào máu, giảm cân, bổ sung năng lượng, ngăn ngừa ung thư….

Mẹo chọn chôm chôm ngon: Các mẹ mua chôm chôm cần lưu ý chọn những trái có vỏ giòn, gai chôm chôm còn cứng và màu xanh (đó là những quả còn tươi). Tuyệt đối không nên mua những quả đã có gai chuyển sang màu nâu hoặc thâm đen, vỏ mềm.

Đối với loại chôm chôm nhãn, các mẹ cần chọn những trái hình cầu, nhỏ, khối lượng trung bình chỉ khoảng từ 20-30g/quả. Chôm chôm nhãn có vết ráp trên vỏ, gai thưa và ngắn. Khi vừa chín tới có màu vàng và khi chín thì có màu vàng đỏ đẹp mắt.


Các bước chế biến chôm chôm cho bé ăn dặm:

Chế biến măng cụt cho bé ăn dặm

Dinh dưỡng từ măng cụt: Là trái cây rất tốt cho trẻ con, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chữa tiêu chảy, giúp ngủ ngon, tinh thần sảng khoái, bảo vệ hệ thần kinh, chống viêm và chống ngừa ung thư.

Theo các chuyên gia sức khỏe, măng cụt là một trong những loại trái cây rất lành, không gây dị ứng. Vì thế bé bước vào tuổi ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) là đã có thể ăn được măng cụt.


Mẹo chọn mua măng cụt ngon: Các mẹ lưu ý khi mua măng cụt phải mua đúng mùa, thường măng cụt chỉ ngon vào giữa mùa, tức là tầm giữa tháng 7. Chọn quả măng cụt có vỏ bên ngoài mềm đều, nếu vỏ cứng thì múi chỗ đó thường bị chai.

Phía dưới mỗi quả măng cụt đều có một bông hoa nhỏ. Số cánh hoa càng nhiều thì múi măng cụt càng nhiều. Kích cỡ của cánh hoa cũng tỷ lệ thuận với độ lớn và đều của múi. Thường thì măng cụt loại to, hạt cũng sẽ to. Do đó mẹ nên chọn loại măng cụt có cỡ nhỏ hoặc vừa, quả sẽ có nhiều múi đặc ruột và không có hạt.

Các bước chế biến măng cụt cho bé ăn dặm:

Lưu ý: Măng cụt có hạt nên mẹ cần bóc lấy múi, loại bỏ hạt và những mảng cứng, dày. Đối với những bé nhỏ, chưa thể nhai được, mẹ có thể xay nhuyễn cho bé ăn nước. Với các bé đang tập ăn bốc, mẹ nên chọn những múi lép, không có hạt để bé dễ ăn và tránh bị hóc hay nghẹn do hạt măng cụt.