Một trong những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ em khá hiệu quả là thông qua chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tham khảo 9 món ăn tuyệt vời dành cho những bé thường xuyên bị ra mồ hôi trộm nhé.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ dù không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bé cảm thấy vô cùng bức bí và khó chịu. Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé bị ra mồ hôi trộm như:
- Ga trải giường quá nóng hoặc quá nhiều lớp.
- Mặc áo quần ngủ quá nóng.
- Nhiệt độ trong phòng cao.
- Cửa sổ bị đóng và thiếu không khí trong lành trong phòng ngủ.
- Bị nhiễm trùng.
- Tác dụng phụ của thuốc mà bé đang dùng.
- Bé mơ hoặc gặp ác mộng.
- Vấn đề về cân nặng.
- Ăn thức ăn cay hoặc dầu mỡ, đặc biệt là sát giờ đi ngủ.
- Nhiệt độ thay đổi thường xuyên từ môi trường không có máy điều hòa sang môi trường có điều hòa hoặc điều kiện khác.
- Sốt.
- Chứng ngừng thở trong lúc ngủ.
- Ngáy hoặc các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
- Gặp vấn đề về đường thở
- Mũi bị nghẹt hoặc cảm lạnh và ho.
- Bị căng thẳng hay lo lắng.
- Cảm lạnh; cúm; viêm xoang cũng có thể khiến bé bị ra mồ hôi trộm, tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất khi bé cảm thấy khỏe hơn.
Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ thông qua các món ăn
1. Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ với cháo cá chạch:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cá chạch đồng 100g
- Gạo 50g
- Dầu thực vật, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật.
- Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt.
- Gạo xay thành bột cho vào nước lọc, xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ.
- Khi cháo chín cho thịt cá chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được.
- Ăn 1 lần trong ngày lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.
2. Cháo cá quả:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cá quả 1 con (200g)
- Gạo 50g
- Ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột gia vị.
- Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt.
- Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được.
- Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.
3. Cháo trai chữa mồ hôi trộm cho bé rất tốt:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Trai đồng 5 con loại vừa
- Lá dâu non 30g
- Gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g,
- Dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Pha nước muối loãng ngâm trai, sau 1 giờ vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong.
- Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm.
- Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được.
- Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền trong 4 – 5 ngày.
4. Cháo gốc hẹ:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gốc hẹ 30g
- Gạo 50g
- Thịt lợn nạc 50g
- Gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước đặc.
- Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín.
- Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được.
- Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 2 – 3 ngày, nếu trẻ nhỏ chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.
5. Cháo sò, hến – Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ mẹ không thể bỏ qua:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sò biển 100g, hến 100g
- Gạo 50g
- Rễ cây hẹ 3g
- Gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Sò, hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi bỏ vỏ, ruột thái nhỏ, ướp bột gia vị.
- Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước.
- Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa.
- Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được.
- Ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.
6. Canh lá dâu:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá dâu non 50g
- Thịt lợn nạc 100g
- Bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được.
- Ăn ngày 1 lần với cơm, ăn liền 5 ngày.
7. Nước đậu đen:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đậu đen 50g
- Long nhãn 15g, táo tàu 5 quả.
Cách làm:
- Đậu đen đem rang chín, cho vào nồi cùng long nhãn, táo tàu, thêm 300ml nước đun nhỏ lửa, khi còn 200ml chắt lấy nước, chia làm 4 lần uống trong ngày.
- Cần uống liền 3 ngày.
Nước đậu đen là một trong những cách chữa mô hôi trộm ở trẻ khá hiệu quả
8. Chữa mồ hôi trộm với nước mộc nhĩ:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Mộc nhĩ 20g
- Táo tàu 5 quả.
Cách làm:
- Mộc nhĩ rửa sạch cùng táo tàu cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.
- Cần uống liền 5 ngày.
9. Rau ngót, một trong những cách chữa mồ hôi trộm cho bé khá hiệu quả:
Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.
Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh. Nhất là với phụ nữ sắp sinh, hàng ngày nếu được ăn canh rau ngót sẽ giúp tăng sức cho các bắp thịt, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
Làm thế nào để giúp trẻ tránh ra mồ hôi trộm
Ngoài việc cho bé ăn các loại món ăn trên, mẹ cũng cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây:
- Duy trì nhiệt độ phù hợp trong phòng của trẻ suốt đêm.
- Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm cay hoặc đồ ăn làm tăng nhiệt độ cơ thể của bé. vào bữa tối. Không nên cho bé các loại thực phẩm này trước khi bé chuẩn bị đi ngủ.
- Khuyến khích bé đi bộ thường xuyên, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Đồ ngủ của bé phải thoáng mát, nhẹ nhàng, không nên mặc cho bé quá nhiều đồ nặng nề khiến bé khó thở.
- Tránh sử dụng quá nhiều vật dụng lúc ngủ như chăn hoặc chăn bông nếu không cần thiết.
- Nói chuyện với bé thường xuyên để xem liệu có điều gì khiến bé bị căng thẳng hay không.
- Đưa bé đi khám tổng quát thường xuyên để kiểm tra xem tình trạng của bé có phải là do bệnh lý gây ra hay không.
- Nếu bạn nghĩ rằng việc sử dụng thuốc khiến bé ra nhiều mồ hôi trộm, hãy báo cho bác sĩ biết để đổi thuốc cho bé.