Cách chữa nói lắp cho trẻ hiệu quả chính là sự hỗ trợ của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Vì tật nói lắp không phải là bệnh nên trẻ không cần phải dùng thuốc.
>> Giúp bạn tìm kiếm các địa chỉ thăm khám và điều trị tật nói lắp ở Hà Nội
Trước khi chữa nói lắp, trẻ cần được chẩn đoán chính xác
Chẩn đoán tật nói lắp được thực hiện bằng cách quan sát khi trẻ nói chuyện trong một số tình huống khác nhau. Ngoài ra, các bác sĩ hay nhà nghiên cứu bệnh học về âm ngữ còn có thể đưa ra một số câu hỏi, bài tập cho phụ huynh và trẻ:
- Hỏi về tình trạng của bé: Bé bị nói lắp từ khi nào và nói lắp nhiều nhất vào lúc nào? Việc nói lắp này ảnh hưởng đến cuộc sống của con bạn như thế nào, chẳng hạn như ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày và đến việc học ở lớp?
- Nói chuyện với con và có thể yêu cầu bé đọc to để xem sự khác biệt dù là nhỏ nhất trong khi nói.
- Phân biệt giữa việc phát âm sai ở trẻ nhỏ với tật nói lắp.
- Loại trừ một số bệnh hoặc rối loạn khác có thể gây ra việc nói năng bất thường, chẳng hạn như hội chứng Tourette, để từ đó đưa ra cách chữa nói lắp cho phù hợp. Xem thêm Hội chứng Tourette là gì?
Cách chữa nói lắp ở trẻ
Chữa nói lắp ở trẻ thì không cần dùng thuốc, vì đây không phải là bệnh. Tuy nhiên, cách để giúp con trẻ vượt qua các khó khăn khi bé có tật này chính là sự hỗ trợ của cha mẹ và các thành viên trong gia đình:
- Tạo cơ hội nói chuyện với bé một cách thoải mái, vui vẻ và thú vị.
- Tìm thời gian để trò chuyện với con bạn mà không bị môi trường bên ngoài tác động (như ti vi, điện thoại). Hoặc cho bé tham gia vào cuộc trò chuyện của gia đình trong lúc đang ăn cơm.
- Đừng quá khắt khe với việc bé nói như thế nào, cũng như đừng bắt bé nói cho thật chính xác, rành mạch.
- Khi tật nói lắp của bé thành vấn đề thì cha mẹ không nên đặt áp lực lên bé mà nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động không nhất thiết phải giao tiếp bằng lời nói quá nhiều. Hãy giúp con hiểu rằng con người có thể giao tiếp một cách hiệu quả ngay cả khi họ nói lắp.
Tìm cách chữa nói lắp phù hợp cho con
- Kiên nhẫn lắng nghe khi bé nói, và nhìn bé thật nhẹ nhàng để động viên bé.
- Không cố gắng điều chỉnh câu nói của bé, và không hoàn thành câu nói thay cho bé.
- Không nên sử dụng thường xuyên những câu như “con hít một hơi thật sâu rồi nói tiếp” hoặc “nói từ từ thôi con”. Tuy những câu nói này có thể giúp bé thấy tốt hơn, nhưng đôi khi chúng có thể làm cho bé nhận thức được rằng mình đang nói lắp và trở nên căng thẳng hơn. Hãy dùng cách chữa nói lắp này trong những trường hợp thật cần thiết mẹ nha.
- Cha mẹ nên nói chuyện một cách thoải mái và chậm rãi, đây cũng là cách giúp bé nói chậm lại.
- Đừng ngại nói chuyện với con về nói lắp. Nếu bé thắc mắc hoặc bày tỏ mối quan tâm, bạn hãy lắng nghe và trả lời để giúp bé hiểu rằng tật nói lắp là bình thường và tất cả mọi người đều có thể bị nói lắp ở mức độ nào đó. Và trong mỗi nỗ lực hằng ngày, bé sẽ dễ dàng vượt qua các vấn đề của tật nói lắp để phát triển toàn diện hơn.
Nhẹ nhàng, tình cảm và luôn động viên bé là những cách chữa nói lắp hiệu quả cho con, cha mẹ hãy nhớ kĩ điều này nhé.
Xem thêm: Tật nói lắp ở trẻ nhỏ