Mẹ không hoàn hảo

Cách điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em

Thông thường, việc điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em thường không cần thiết. Tuy nhiên, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện khi tình trạng loạn nhịp tim gây ra các triệu chứng (hoặc có nguy cơ gây ra các biến chứng) nghiêm trọng để được chữa trị kịp thời mẹ nhé!

Điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ – Trường hợp nhịp tim chậm

Nếu nhịp tim của bé bị chậm và không có dấu hiệu cải thiện, bác sĩ sẽ cho bé sử dụng máy tạo nhịp tim vì không có bất kì loại thuốc nào có thể làm tăng tốc độ của tim.

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ thường được gắn gần xương đòn. Một hoặc nhiều dây điện cực chạy từ máy tạo nhịp tim qua các mạch máu đến tim. Nếu nhịp tim quá chậm hoặc nếu nó dừng lại, máy tạo nhịp tim sẽ gửi xung điện kích thích trái tim đập ở mức ổn định hợp lý.

Điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ – Trường hợp nhịp tim nhanh

Nếu tim đập nhanh, phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim trong trường hợp này có thể bao gồm:

Nghiệm pháp Vagal: được sử dụng để dừng chứng loạn nhịp tim bắt đầu nửa trên của tim (nhịp tim nhanh trên thất, hay SVT), đây là phương pháp gồm nhiều liệu pháp trị liệu ngăn chặn tim đập nhanh. Các đợt tập sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh điều khiển nhịp tim (dây thần kinh phế vị – vagal) thường gây ra để làm chậm nhịp tim.

Điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em với nghiệm pháp Vagal

Điều trị bằng thuốc: có thể làm giảm tình trạng tim đập nhanh. Nó cũng có thể giúp tim đập bất thường trở nên ổn định lại, nhóm thuốc này gọi là thuốc chống loạn nhịp.

Sốc điện tim: Những bé rối loạn nhịp tim nặng có thể sử dụng dòng điện để khôi phục nhịp tim trở về bình thường.

Điều trị qua đường ống thông (Catheter Ablation): Phương pháp này được thực hiện sau khi nghiên cứu về sinh lý điện (EPS) cho phép áp dụng nghiên cứu đó để chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn nhịp tim. Đây là một kỹ thuật phi phẫu thuật – một ống thông tiểu nhỏ có chứa cực điện được sử dụng để định vị vị trí bất thường trong tim gây ra rối loạn nhịp tim và sau đó, năng lượng tần số radio được chuyển vào thông qua ống dẫn này để cắt bỏ (hủy diệt) nó.

Ở những trung tâm chữa trị đầy kinh nghiệm, tuỳ thuộc vào dạng rối loạn nhịp tim, tỷ lệ thành công của phương pháp này chiếm tới 95-98%, tỷ lệ tái phát là <5%. Mẹ hãy yên tâm nhé vì các nguy cơ biến chứng như chảy máu, nghẹt tim hoặc tử vong trong quá trình tiến hành phẫu thuật chỉ chiếm <1% thôi. Ngoài ra, bé có thể xuất viện ngay ngày hôm sau và trở lại với sinh hoạt thường ngày trong vòng 1, 2 ngày sau đó.

Thiết bị cấy dưới da

 

Điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em cũng có thể sử dụng một thiết bị cấy dưới da:

Máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị giúp kiểm soát nhịp tim bất thường. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để cấy máy tạo nhịp tim ở dưới da gần xương đòn. Có một dây cách điện kéo dài từ thiết bị đến tim. Nếu phát hiện nhịp tim đó là bất thường, máy tạo nhịp tim sẽ phát ra xung điện kích thích tim của bé đập ở tốc độ bình thường.

Cấy ghép máy khử rung cơ tim (ICD). Trong những trường hợp bé có nguy cơ cao tim đập nhanh (có thể gây nguy hiểm), bất thường trong nửa dưới của tim (nhịp tim nhanh thất hoặc rung tâm thất), tim bé ngừng đập đột ngột, các bé đã có sẵn bệnh tim và có nguy cơ tim sẽ ngừng đập đột ngột,… bác sĩ cũng sẽ đề nghị cấy ghép ICD.

Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp ICD để điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em

ICD là một thiết bị chạy bằng pin được cấy dưới da gần xương đòn – tương tự như một máy tạo nhịp tim. Một hoặc nhiều điểm điện cực từ ICD sẽ chạy qua tĩnh mạch đến tim. ICD liên tục theo dõi nhịp tim, nếu phát hiện ra một nhịp tim bất thường nó sẽ gửi những cú sốc năng lượng (nhẹ hay nặng tùy thuộc vào từng tình huống) để điều chỉnh tim bình thường.

Tuy nhiên ICD không thể ngăn cản nhịp tim bất thường mà chỉ có thể xử lý khi nhịp tim bất thường xảy ra.

Điều trị phẫu thuật

Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể dùng để điều trị rối loạn nhịp tim:

Phẫu thuật Maze: Phương pháp này được sử dụng để chỉnh sửa nhịp tim bất thường như rung nhĩ (nhịp tim bất thường có nguồn gốc từ tâm nhĩ), nhiều đường rạch ở tâm nhĩ trái và phải sẽ ngăn chặn các xung động điện gây ra rung nhĩ. Phẫu thuật này cũng giúp giảm khả năng tạo cục máu đông ở buồng trên của tim và giảm nguy cơ đột quỵ. Thủ thuật này thường được thực hiện đồng thời với phẫu thuật ở van hoặc động mạch vành.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Nếu bé có bệnh mạch vành nghiêm trọng, loạn nhịp tim, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.