Một trong những cách làm giảm ốm nghén khi mang thai hiệu quả đó là thay đổi thói quen ăn uống, đồng thời giảm áp lực tinh thần và thể chất. Nhưng nếu triệu chứng ốm nghén tiếp tục kéo dài và khiến mẹ mệt mỏi, đừng ngần ngại hãy nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
>> Điểm danh “thủ phạm” khiến mẹ ốm nghén khi mang thai
Nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn – Cách giảm ốm nghén khi mang thai đơn giản nhưng hiệu quả
Sự mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần đều có thể làm nặng thêm tình trạng buồn nôn khi mang thai. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn là cách làm giảm ốm nghén đơn giản và hiệu quả.
Di chuyển chậm thôi
Đừng nhảy bật ra khỏi giường và chạy nhanh ra khỏi cửa – những hoạt động nhanh và vội vã có khuynh hướng làm nặng thêm những cơn buồn nôn.
Thay vào đó, mẹ hãy nấn ná ở trên giường một vài phút, ăn những thức ăn vặt mà mẹ để cạnh giường, sau đó hãy từ từ ngồi dậy để đi ăn một bữa ăn sáng thật thong thả. Điều này có vẻ như bất khả thi nếu mẹ còn có những đứa con khác, nhưng hãy để chồng lo chuyện đó còn bạn nghỉ ngời một tí hoặc bạn phải sắp xếp thời gian và cố gắng dậy trước bọn trẻ.
Giảm tối đa sự căng thẳng
Việc làm dịu đi sự căng thẳng có thể giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn. Nếu mẹ đang bị căng thẳng hãy cố gắng xác định nguồn gốc và tìm cách giải quyết nó.
Đọc sách sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng đấy
Ngoài ra, một lối sống lành mạnh (ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi,…) sẽ giúp mẹ giảm chứng ốm nghén hiệu quả đấy.
Cách giảm ốm nghén hiệu quả là “tân trang” chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Chế độ ăn uống hợp lý là vấn đề tiên quyết để thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc ăn hợp lý có vẻ như không phù hợp lắm với mẹ lúc này, mà việc giữ thức ăn trong dạ dày mới là việc mẹ cần ưu tiên. Vậy nên việc quan trọng lúc này là mẹ cần dành thời gian hơn để xây dựng “chiến lược” ăn uống lành mạnh và hợp lý lẫn về dinh dưỡng và thời gian.
Bởi lúc này khi cơn buồn nôn đang ở đỉnh điểm nên mẹ không cần ép bản thân phải ăn những thứ không thích, hãy chọn cho mình những thực phẩm phù hợp để bản thân vừa thấy thoải mái mà lại không ảnh hưởng nhiều đến bé con mẹ nhé.
>> Thổi bay nỗi lo bị nghén khi mang thai với mẹo ăn uống đúng cách
Giảm ốm nghén thai kỳ nhờ việc giữ vệ sinh răng miệng
Có vẻ hơi “ngộ” nhưng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng là cách làm giảm ốm nghén khá hiệu quả đấy. Hãy đánh răng (lưu ý dùng loại kem đánh răng nào không gây tăng cảm giác buồn nôn cho mẹ) hoặc súc miệng sau mỗi lần mẹ bị nôn, cũng như là sau mỗi bữa ăn (hãy hỏi nha sĩ của mẹ để được giới thiệu một loại nước súc miệng tốt).
Điều này không chỉ giữ cho miệng mẹ cảm giác thơm mát, sạch sẽ, mà còn phần nào giúp mẹ giảm triệu chứng buồn nôn nữa.
Không chỉ vậy, vệ sinh răng miệng sạch sẽ còn làm giảm nguy cơ gây tổn thương răng hoặc nướu có thể xảy ra khi vi khuẩn ăn những chất bị nôn ra ứ đọng lại trong miệng của mẹ.
Dùng vòng chống buồn nôn Sea-Band
Những chiếc vòng có tính co giãn rộng khoảng 1 inch này, đeo quanh 2 cổ tay, sẽ tạo nên một áp lực trên những điểm huyệt châm cứu ở bên trong cổ tay và thường giúp làm dịu đi cảm giác buồn nôn.
Dùng vòng chống buồn nôn Sea-Band có thể giúp mẹ giảm nghén thai kỳ hiệu quả đấy
Chúng không gây ra tác dụng phụ nào và được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng thuốc và thực phẩm. Hoặc bác sĩ của mẹ có thể giới thiệu cho mẹ một dạng cải tiến hơn của bấm huyệt: một loại vòng tay chạy bằng pin sử dụng kích thích điện.
Một số phương pháp trị nghén thai kỳ cho mẹ
Có rất nhiều những phương pháp hỗ trợ trong y học, như là châm cứu, bấm huyệt, liệu pháp phản hồi sinh học, hoặc liệu pháp thôi miên, có thể làm giảm thiểu những triệu chứng ốm nghén – và chúng đều đáng để mẹ thử qua. Thiền và liệu pháp tưởng tượng trực quan cũng có thể có ích.
Hỏi bác sĩ về thuốc giúp mẹ giảm ốm nghén
Nếu những mẹo tự thực hiện trên đây không giúp mẹ giảm buồn nôn thì hãy liên hệ bác sĩ của mẹ để hỏi xem mẹ có cần phải nhờ đến thuốc điều trị hay không.
Diclegis (hay Diclectin) là một sự kết hợp rất an toàn và hiệu quả giữa doxylamine kháng histamine và vitamin B6 trong một dạng bào chế phóng thích chậm có thể giúp làm dịu đi những triệu chứng của buồn nôn và nôn trong thai kỳ xuyên suốt cả ban ngày lẫn ban đêm.
Nhờ bác sĩ tư vấn nếu triệu chứng ốm nghén vẫn tiếp tục làm phiền mẹ
Đừng uống bất kỳ thuốc điều trị nào (dù là truyền thống hay thảo dược) để tự chữa ốm nghén trừ khi những loại thuốc điều trị này được kê toa bởi bác sĩ của mẹ.