Mekhonghoanhao chia sẻ những gợi ý về cách nuôi dạy một thần đồng, các mẹ tham khảo để có cách nuôi dạy con đúng đắn và trở thành người mẹ tuyệt vời của con.
Bạn có thể từng trải qua cảm giác “phổng mũi” khi mọi người ghen tị hay khen ngợi sao cu Tí nhà mình lại thông minh đến thế. Tuy nhiên, có lẽ hơn ai hết bạn là người hiểu rõ cách nuôi dạy một thần đồng không hề dễ dàng vì trẻ luôn có những nhu cầu khác xa so với bạn bè cùng trang lứa. 9 gợi ý dưới đây sẽ phần nào giúp bạn dễ thở hơn trong việc dạy dỗ một “thần đồng”, bạn tham khảo nhé!
1. Đôi khi tất cả những việc cần làm chỉ là “lắng nghe”
Khi đứa con “thần đồng” làm một điều gì đó làm cho bạn cảm thấy không hài lòng, có lẽ bạn sẽ thường cằn nhằn trẻ. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn phản tác dụng. Khi bạn nói càng nhiều và càng to tiếng thì sẽ trẻ sẽ càng ít vâng lời hơn. Vì vậy, lời khuyên là hãy luôn lắng nghe con giải thích và để cho trẻ được nói lên suy nghĩ của mình. Nếu bạn cần đưa ra một yêu cầu nào đó thì hãy cố gắng tóm gọn trong một vài câu nói.
2. Thúc đẩy khả năng tự vận động
Khi “thần đồng” của bạn còn nhỏ, bạn có thể luôn giúp đỡ trẻ mỗi khi trẻ cần. Tuy nhiên, ngay khi trẻ đủ lớn để có thể nhận thức rõ vấn đề và cách giải quyết thì trẻ sẽ muốn được tự là người giải quyết những vấn đề của bản thân hơn là nhờ đến cha mẹ. Để thúc đẩy khả năng tự vận động của con, bạn hãy hỏi con những câu như “Con sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?”. Hãy giúp trẻ bằng cách thảo luận và hướng dẫn trẻ cách giải quyết một vấn đề quan trọng chứ đừng làm điều đó thay trẻ. Đây là cách nuôi dạy con tốt vì sẽ giúp con rèn được tính tự lập ngay từ nhỏ.
Rèn luyện tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ là một cách nuôi dạy một thần đồng đấy
3. Chấp nhận những hậu quả tự nhiên
Trong lúc nuôi dạy con, đôi khi bạn sẽ không hài lòng khi thấy trẻ không làm bài tập về nhà trong nhiều tuần liền và hiện tại thì đang điên cuống cuồng lên vì chỉ còn có ít ngày nữa là đến hạn nộp bài. Bạn có thể sẽ gọi điện cho giáo viên và giải thích vì “thần đồng” của bạn quá bận rộn với những dự án hay những lớp học nâng cao nên không thể hoàn thành bài tập đúng hạn.Tuy nhiên đừng làm điều đó. Sự “giải cứu” này sẽ gây tai hại cho trẻ hơn. Thay vì làm điều đó bạn hãy nhắc nhở trẻ về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và biết cách phân bổ sự ưu tiên. Tự mình lãnh những hậu quả do bản thân gây ra sẽ làm cho trẻ nhớ lâu hơn để từ đó có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau.
4. Càng ép buộc thì trẻ lại càng kháng cự
Có phải bạn không thể ép buộc trẻ làm bất cứ yêu cầu nào mà bản thân đặt ra? Từ việc nhắc nhở trẻ làm bài tập về nhà hoặc đừng làm việc quá sức, cho đến việc khuyên trẻ tham gia nhiều hoạt động xã hội hơn, thì trẻ vẫn luôn có một quan điểm cho riêng bản thân mình. Việc đưa ra các hình phạt thường không tỏ ra hiệu quả đối với những “thần đồng” đặc biệt là khi bạn cưỡng ép trẻ làm một điều gì đó thì hoàn toàn không có tác dụng. Vì vậy, cách nuôi dạy con tốt nhất là hãy dành thời gian để nói chuyện một cách chân thành với con về tầm quan trọng của việc cân bằng cuộc sống. Đây cũng là một sự khởi đầu giúp trẻ nhận ra trách nhiệm của bản thân. Hãy dành thời gian mỗi tuần cho con. Đừng biện minh rằng bạn không đủ thời gian để làm việc đó, vì chỉ cần dành ra khoảng 20 phút mỗi ngày thì bạn có thể giúp mối quan hệ giữa bạn và con trở nên thắt chặt hơn.
5. Khuyến khích con cần bằng giữa việc học và tương tác xã hội
Cách nuôi dạy con của một số cha mẹ có con “thần đồng” thường chỉ tập trung ủng hộ con về mặt học tập mà lãng quên những vấn đề khác trong cuộc sống. Sự phát triển về trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ, sự phát triển về mặt tình cảm và tương tác xã hội cũng quan trọng không kém. Vì vậy, dù con là một đứa trẻ bình thường hay là một “thần đồng” thì bạn cũng hãy khuyến khích con trong việc học tập cũng như phát triển các tương tác xã hội.
6. Tìm hiểu một số cơ hội để phát triển tài năng cho trẻ
Bạn có thể cùng trẻ tìm hiểu một số chương trình học phù hợp với nhu cầu, khả năng và sở thích của trẻ để trẻ tham gia sau giờ học hoặc vào cuối tuần, giúp trẻ phát triển hơn nữa khả năng của mình. Có thể tìm ở trường học của con hoặc ở các câu lạc bộ xã hội…
7. Mua nhiều sách cho con
Hãy mua nhiều sách và những công cụ phục vụ cho việc đọc sách để sẵn trên giá sách. Những cuốn sách hay có thể giúp trẻ học thêm được nhiều mới và đôi khi nó cũng có thể giúp trẻ thư giãn.
8. Đừng quên rằng “thần đồng” của bạn vẫn còn là một đứa trẻ
Hẳn bạn sẽ nghĩ rằng con bạn là một người đặc biệt, tuy nhiên đừng quên một thực tế rằng trẻ cũng cần có bạn bè và luôn mong muốn được bạn bè cùng trang lứa chấp nhận mình. Đừng quên rằng trẻ vẫn chỉ là một đứa trẻ mà thôi và trẻ vẫn cần tình yêu thương, sự động viên từ mọi người xung quanh như những đứa trẻ khác.
Ngoài ra, cha mẹ cũng tránh khoe khoang hay nói quá nhiều về đứa con “thần đồng” ở nơi công cộng, không đặt quá nhiều áp lực lên con và đừng mong đợi rằng con sẽ giỏi ở tất cả các lĩnh vực. Cách nuôi dạy con tốt là cha mẹ hãy để trẻ phát triển với những khả năng của mình một cách tự nhiên mà không cảm thấy áp lực.
9. Vẫn là người cha, người mẹ luôn ở bên và giúp đỡ con khi cần
Dù cho trẻ là người rất thông minh, trẻ cũng cần sự hướng dẫn của cha mẹ đối với những vấn đề mà trẻ chưa từng giải quyết trước đó. Ví dụ như khi nuôi dạy con, cha mẹ đề cập đến các chủ đề về tình dục và ma túy, đừng nghĩ rằng “đứa con thông minh của tôi sẽ có những quyết định sáng suốt”. Sự trưởng thành về trí tuệ chưa chắc mang lại những quyết định đúng cho trẻ khi trẻ đối mặt với sức hút từ những tình huống xã hội này. Vì vậy, cha mẹ hãy là những người luôn hỗ trợ và hướng dẫn để trẻ có những bước đi vững chắc và an toàn trên con đường của mình.
- Tips for parents: Gifted… and teenagers, too. Đọc thêm tại: <http://www.davidsongifted.org/db/Articles_id_10301.aspx>. [Ngày 04 tháng 03 năm 2015]
- The Problem: Your teenager is gifted. Donald E. Greydanus, MD., F.A.A.P., Editor-in-chief and philipBashe, (eds) 2003, Caring for your teenager, Bantam books, USA
- Gifted and talented children. Đọc thêm tại: <http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetails.aspx?p=114&id=2253&np=122#top>. [Ngày 03 tháng 03 năm 2015]
- Exploring the Duality of the Gifted Teen. Đọc thêm tại: <https://www.psychologytoday.com/blog/youth-and-tell/201112/exploring-the-duality-the-gifted-teen>. [Ngày 16 tháng 7 năm 2015].