Cách rửa mũi khi bé bị sổ mũi chuẩn không cần chỉnh! Áp dụng cách rửa mũi khi bé bị sổ mũi bằng nước muối sinh lý không chỉ giúp mũi của bé thông thoáng hơn mà còn là trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiệu quả. Hãy áp dụng cách này để chữa cũng như phòng tránh tình trạng bé bị sổ mũi các mẹ nhé!
Mẹ biết không, nước muối sinh lý có thể giúp bé tránh được tình trạng nghẹt mũi kéo dài. Nếu bé bị sổ mũi, mẹ có thể áp dụng theo 2 cách rửa mũi khi bé bị sổ mũi dưới đây để giúp bé “nói không” với chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Cách rửa mũi khi bé bị sổ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý dạng nhỏ
Bước 1: Làm sạch mũi của bé
Bước 2: Trước khi sử dụng, hãy tập dùng vài lần để kiểm soát liều thật chuẩn.
Bước 3: Với các bé đã biết ngồi, mẹ cho bé ngồi và nghiêng nhẹ đầu của bé 1 góc 45 độ sao cho thật thoải mái. Chú ý không để ống nhỏ giọt chạm vào mũi bé. Mẹ nhỏ nước muối thật cẩn thận 1 -3 giọt vào mỗi lỗ và giữ đầu bé nghiêng ra sau một lúc để các giọt nước muối lan rộng ra khắp mũi.
Tốt hơn nữa, nếu bé nghiêng nhẹ đầu về bên phải thì mẹ nhỏ nước muối vào lỗ mũi bên trái của bé và ngược lại.
Nếu bé còn quá nhỏ, hãy đặt bé nằm hơi nghiêng và nhỏ 1 -3 giọt vào từng lỗ mũi của bé. Bé nằm nghiêng về bên phải thì mẹ nhỏ nước muối vào lỗ mũi bên trái và ngược lại. Nếu một giọt nước muối trượt hoàn toàn ra khỏi mũi của bé, hãy nhỏ lại một giọt khác.
Bước 4: Lặp lại thao tác với lỗ mũi còn lại, sau đó yêu cầu bé xì mũi ra rồi mẹ lau sạch nước mũi chảy ra và không để bé hít nước mũi vào họng trong lúc này. Với các bé nhỏ hơn, hãy bế bé ngồi gập người, đầu hướng về phía trước để nước mũi chảy ra, sau đó mẹ giúp bé lau sạch mũi.
Bước 5: Nếu bé bị nghẹt mũi nhiều hơn, sau khi nhỏ nước muối, mẹ nên dùng ống hút mũi để hút hết đờm, dãi, dịch nhầy từ mũi cho bé. Mẹ cần làm nhẹ nhàng cẩn thận tránh chạm đầu hút quá sâu trong mũi làm trầy niêm mạc mũi của bé.
Các mẹ có thể sử dụng thêm 1 tăm bông loại nhỏ thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ kéo hết gỉ mũi bám vào thành mũi cho bé.
Bước 6: Làm sạch và lau khô ống nhỏ giọt trước khi đặt nó vào lại trong chai sau khi dùng. Để tránh tình trạng lây lan nhiễm khuẩn có thể xảy ra, mỗi chai chỉ dành riêng cho một bé.
Cách rửa mũi khi bé bị sổ mũi bằng nước muối sinh lý dạng xịt
Nếu bé bị sổ mũi, mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý dạng xịt. Tham khảo nội dung và video để biết cách rửa mũi khi bé bị sổ mũi đúng cách nhé!
Bước 1: Cũng tương tự như việc vệ sinh mũi cho bé dạng chai nhỏ, mẹ cần làm sạch mũi của bé.
Bước 2: Tháo nắp bảo vệ. Trước khi sử dụng lần đầu, mồi bơm bằng cách xịt vài lần cho đến khi một màn sương mịn thoát vào không khí. Ở các lần sau bơm xịt định liều sẽ sẵn sàng để sử dụng ngay. Cẩn thận không xịt vào mắt hoặc miệng của bé.
Bước 3: Giữ chai nước muối ở thế thẳng đứng với ngón cái ở dưới đáy và ống phun ở giữa ngón tay trỏ và ngón giữa.
Bước 4: Rửa mũi cho bé. Với các bé đã biết ngồi, mẹ đặt bé ngồi, cho đầu bé hơi nghiêng về phía trước và đưa ống phun vào lỗ mũi xịt lần lượt mỗi bên, giữ trong 3 giây để nước muối phun lên và rửa sạch mũi bé sau đó yêu cầu bé thở ra nhẹ nhàng.
Nếu bé còn quá nhỏ, mẹ để bé nằm hơi nghiêng và xịt vào từng lỗ mũi của bé. Bé nằm nghiêng về bên phải thì mẹ xịt vào lỗ mũi bên trái và ngược lại.
Bước 5: Lặp lại với lỗ mũi kia, sau đó yêu cầu bé xì mũi ra rồi mẹ lau sạch nước mũi chảy ra cho bé và bé tuyệt đối không nên hít nước mũi vào họng trong lúc này. Với các bé nhỏ hơn, mẹ bế bé ngồi gập người, đầu hướng về phía trước để nước mũi chảy ra, sau đó mẹ giúp bé lau sạch mũi.
Mẹ có thể dùng ống hút mũi để hút hết đờm, dãi, dịch nhầy từ mũi cho bé nếu bé nghẹt mũi nhiều hơn và dùng thêm 1 tăm bông loại nhỏ thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ kéo hết gỉ mũi cho bé.
Bước 6: Tháo ra, làm sạch và lau khô ống phun trước khi đậy nắp lại ngay sau khi dùng.
Để tránh tình trạng lây lan nhiễm khuẩn có thể xảy ra, mỗi chai chỉ dành cho một bé dùng.
Sau khi được mở ra hoặc sử dụng lần đầu tiên, mỗi lọ xịt chỉ nên dùng tối đa trong vòng 10-15 ngày.
Cách sử dụng nước muối dạng xịt Sterimar Nasal Spray:
Ngoài ra, mẹ cũng có thể vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý nhiều hơn nếu bé đang sổ mũi nặng hay đang trong mùa dịch, tham khảo cách thao tác ở bài Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi có đờm. Nhưng lưu ý mẹ không nên lạm dụng nước muối sinh lý quá mức nhé!
Một số vấn đề liên quan cách rửa mũi khi bé bị sổ mũi, mẹ xem thêm nhé:
>> Cách trị sổ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
>> Cách pha nước muối trị sổ mũi cho bé
- 9 Safe Alternatives for Treating Children’s Cold Symptoms. Tham khảo tại: <http://www.babble.com/baby/safe-alternatives-for-treating-colds/>. [Ngày 16 tháng 12 năm 2014]
- How to Get Your Nose to Stop Running With Allergies. Tham khảo tại: <http://www.wikihow.com/Get-Your-Nose-to-Stop-Running-With-Allergies>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- 5 Ways to Get Rid of a Runny Nose. Tham khảo tại: <http://www.coldeeze.com/blog/cold-eeze-news/5-ways-to-get-rid-of-a-runny-nose>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- Stuffy or runny nose – adult. Tham khảo tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003049.htm>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- Hướng dẫn sử dụng Otrivin. Novertis Consumer Health S.A. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- Saline Nasal Sprays & Irrigation. Tham khảo tại: <http://www.med.umich.edu/1info/FHP/practiceguides/Rhino/saline.pdf>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- Cách sử dụng nước muối dạng xịt Sterimar Nasal Spray. Tham khảo tại: <https://www.youtube.com/watch?v=5RDKjZ6tm-Q>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]