Mẹ không hoàn hảo

Cách xử lý khi trẻ bị tổn thương mắt

Khi bụi hoặc những dị vật nhỏ khác rơi vào mắt, nước mắt thường có nhiệm vụ làm trôi chúng ra ngoài. Nhưng nếu trẻ em bị một tai nạn nghiêm trọng gây tổn thương mắt, mẹ cần đưa bé đến phòng cấp cứu gần nhất để được xử lý kịp thời.

Triệu chứng và dấu hiệu của tổn thương mắt

Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận biết một tổn thương mắt, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi bé có các dấu hiệu dưới đây:

Cách xử lý khi bé bị tổn thương mắt

Khi mắt bé bị dính hóa chất:

Khi có dị vật rơi vào mắt bé:

Nếu mẹ có thể nhìn thấy các vật lạ này nổi lên, hãy sử dụng một miếng gạc bằng cotton hoặc cạnh của một miếng vải sạch nhẹ nhàng chạm vào dị vật để loại bỏ nó. Nếu vẫn không thể loại bỏ dị vật, mẹ có thể thử loại bỏ dị vật bằng nước ấm, cách dễ nhất mẹ có thể làm là đổ nước từ từ vào các khóe mắt của bé. Nếu sau khi đã áp dụng những biện pháp này mà vẫn không thể loại bỏ được dị vật, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

 

Mẹ cần biết cách xử lý khi có dị vật rơi vào mắt bé

Khi bé bị cắt trúng mí mắt:
Những vết cắt nhỏ sẽ lành nhanh chóng và dễ dàng, nhưng những vết cắt sâu hơn đòi hỏi phải được chăm sóc y tế và có thể sẽ phải khâu vết thương. Ngay cả khi vết cắt nhỏ, mẹ cũng nên kiểm tra kỹ để chắc rằng bé không bị cắt trúng mép của mí mắt hay gần khóe mắt. Nếu như vết cắt ở gần những chỗ đó, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi bé bị cắt trúng mi mắt, mẹ có thể làm theo một số hướng dẫn sau đây:

 

Nếu như vết cắt ở gần mí mắt hay gần khóe mắt, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi bé bị bầm mắt, dập mắt
Bé bị bầm mắt là do sự xuất huyết bên dưới vùng da mắt. Đôi khi đôi mắt bé bầm tím có thể do một tổn thương nghiêm trọng như nứt sọ, nhất là khi cả hai mắt bé đều bị bầm hoặc khi bé bị chấn thương ở đầu trước đó.

Tuy đa số các tổn thương bầm mắt không nghiêm trọng, nhưng thỉnh thoảng cũng có một số tổn thương phối hợp khác trên mắt bé làm chảy máu bên trong mắt.

Mẹ hãy làm theo những hướng dẫn sau để chăm sóc khi bé bị bầm mắt nhé:

Phòng chống tổn thương mắt

Để giảm tối đa khả năng rủi ro gặp những tai nạn như thế với gia đình mình, mẹ hãy làm theo những hướng dẫn an toàn sau:

Giữ tất cả các hóa chất ngoài tầm tay của bé. Giữ các hóa chất như tẩy rửa, amoniac, các loại bình xịt, keo dán và tất cả các dung dịch làm sạch khác xa tầm tay của bé.

Lựa chọn đồ chơi cho bé thật kỹ càng. Mẹ nên tránh những đồ chơi có đầu nhọn hoặc bén, đặc biệt khi bé còn quá nhỏ và chưa nhận thức được về sự nguy hiểm. Đồng thời giữ cho bé tránh xa trò chơi phóng phi tiêu, các loại hạt nhỏ và các loại súng đồ chơi. Bên cạnh đó, mẹ hãy dạy cho những bé ở lứa tuổi mẫu giáo biết cách sử dụng kéo và bút chì một cách an toàn. Nếu bé còn quá nhỏ, tốt nhất mẹ đừng cho phép bé sử dụng những vật đó.

 

Lựa chọn đồ chơi cho bé thật kỹ càng cũng là cách để mẹ giúp bé bảo vệ an toàn cho đôi mắt.

Lựa chọn môi trường vui chơi phù hợp cho bé. Không cho bé chơi gần máy cắt cỏ, vì trong khi vận hành máy có thể làm văng ra các viên đá và các vật khác. Đồng thời không nên để bé lại gần khi mẹ đang nhóm lửa hoặc sử dụng dụng cụ.

Mang đồ bảo hộ khi cho bé chơi các môn thể thao. Khi bé bắt đầu tham gia thể thao, mẹ hãy giúp bé mang đồ bảo vệ mắt phù hợp với môn thể thao đó.

Không nhìn trực tiếp vào mặt trời. Mẹ hãy dặn bé không được nhìn trực tiếp vào mặt trời, vì việc này có thể làm tổn thương đến mắt của bé (ngay cả khi đang đeo kính) đấy. Ngoài ra, không nên để bé nhìn trực tiếp hiện tượng nhật thực.

Không cho bé sử dụng đèn chiếu Laser. Không cho bé sử dụng đèn chiếu laser, nhất là với những loại đèn có bước sóng ngắn như đèn laser màu xanh lá, vì loại đèn này có thể hủy hoại mắt của bé và không thể phục hồi được, khiến cho bé bị mất thị lực ngay chỉ khi bị chiếu vào mắt vài giây. Ngay cả người lớn cũng nên cẩn thận khi sử dụng loại đèn này, tránh chiếu trực tiếp vào mắt của người khác.

Thắt dây an toàn cho bé khi ngồi trên ô tô. Khi sử dụng ô tô, mẹ nhớ là phải cài dây an toàn cho bé thật cẩn thận, không nên cho các bé dưới 12 tuổi ngồi ở ghế trước và hãy để những đồ vật sắt nhọn hoặc những đồ dùng không cần thiết phía sau của xe mẹ nhé.