Mẹ không hoàn hảo

Cẩn trọng với bệnh tinh hoàn ẩn ở bé trai

Thông thường tinh hoàn nằm ở bìu, tinh hoàn ẩn ở bé trai là khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như trong ống bẹn hoặc ổ bụng. Đây là một trong những bệnh về tinh hoàn khá phổ biến ở bé trai, nhất là ở các bé sinh thiếu tháng.

Cần phát hiện sớm tinh hoàn ẩn

Nếu phát hiện sớm bệnh lý tinh hoàn ẩn ở bé trai, bác sĩ có thể theo dõi cũng như có những phương pháp điều trị cần thiết để tinh hoàn có chức năng sinh sản, nội tiết như bình thường và tránh nguy cơ ung thư sau này.

Cần phát hiện sớm bệnh lý tinh hoàn ẩn ở bé trai

Tuy nhiên, một số bé trai có thể gặp hiện tượng “co rút tinh hoàn” với những triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với tinh hoàn ẩn. Do đó cần phân biệt rõ hai bệnh lý này để có phương pháp can thiệp phù hợp.

Tinh hoàn co rút là hiện tượng tinh hoàn khi thì nằm ở bìu và khi thì nằm gần ổ bụng. Trong khi khám, bác sĩ thường có thể nhẹ nhàng đẩy tinh hoàn co rút xuống vào trong bìu. Tuy nhiên, sau đó tinh hoàn này không nằm yên trong bìu và co rút lại (tức là di chuyển trở về ổ bụng). Còn hiện tượng tinh hoàn ẩn thì tinh hoàn không nằm trong bìu và cũng không thể nhẹ nhàng ấn hay đẩy xuống vào trong bìu được.

Tinh hoàn ẩn ở bé trai có dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng?

Khi bé trai lớn lên tinh hoàn co rút thường tự trở lại bình thường, nhưng nếu được chẩn đoán là tinh hoàn ẩn thì có thể bé cần phải phẫu thuật. Nếu để lâu và không điều trị kịp thời, tinh hoàn ẩn có thể gây cho bé nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Các yếu tố nguy cơ của tinh hoàn ẩn

Nguyên nhân của hầu hết các trường hợp tinh hoàn ẩn vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn bé trai như: sự kết hợp của nhiều yếu tố (như gen, sức khỏe sinh sản hoặc môi trường lúc mẹ mang thai), các thay đổi về thể chất và sự hoạt động của thần kinh. Ngoài ra, các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị tinh hoàn ẩn ở các bé:

Một số yếu tố có khả năng dẫn đến bệnh lý tinh hoàn ẩn ở bé trai

Các dấu hiệu đặc trưng

Bé có thể bị tinh hoàn ẩn một bên hoặc cả hai bên. Mẹ có thể dễ dàng phát hiện bệnh lý này dựa vào một số dấu hiệu sau:

Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác hơn mẹ nên đưa bé đến bệnh viện vì đôi khi tinh hoàn ẩn có thể bị nhẫm lẫn với một số bệnh lý khác như:

Điều trị tinh hoàn ẩn ở bé trai không khó!

Mục đích của việc điều trị là chuyển tinh hoàn ẩn đến đúng vị trí của nó trong bìu. Nếu bé được điều trị sớm (trước 1 tuổi) có thể giảm thiểu các nguy cơ gây biến chứng của tinh hoàn ẩn như vô sinh và ung thư tinh hoàn. Tùy vào thể trạng của các bé, bác sĩ sẽ quyết định dùng phẫu thuật hay liệu pháp hormone.

Phẫu thuật. Tinh hoàn ẩn thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nhằm đưa các tinh hoàn xuống bìu và cố định nó vào vị trí (orchiopexy). Thủ thuật này có thể được thực hiện bằng mổ nội soi hoặc mổ mở. Bé nên được tiến hành phẫu thuật trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng và trước một tuổi, vì điều trị phẫu thuật sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ bé gặp các biến chứng sau này.
Trong một số trường hợp tinh hoàn kém phát triển, có các mô bất thường hoặc chết thì bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần mô này cho bé.
Hoặc nếu bé có tinh hoàn ẩn kèm thoát vị bẹn thì hai bệnh lý này có thể được điều trị cùng một lúc.

Hình ảnh minh họa vị trí tinh hoàn trước và sau phẫu thuật

Điều trị bằng hormone. Đây là phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn bằng cách tiêm Human chorionic gonadotropin (HCG). Hormone này có thể làm tinh hoàn di chuyển đến bìu, tuy nhiên điều trị bằng hormone thường kém hiệu quả hơn so với phẫu thuật.

Nếu bé không có một hoặc cả hai tinh hoàn, bác sĩ có thể cấy tinh hoàn giả vào bìu khoảng từ cuối thời thơ ấu hay tuổi vị thành niên. Tinh hoàn giả giúp cho bìu của bé trông thẩm mỹ hơn.