Chăm sóc con sau sinh là một việc làm vừa hạnh phúc nhưng cũng vô cùng căng thẳng và mệt mỏi bởi cơ thể mẹ vẫn chưa hồi phục hẳn sau lần vượt cạn. Mekhonghoanhao xin tặng mẹ bộ cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh toàn diện sau đây để giải quyết tất cả những thắc mắc và vấn đề mẹ bỉm sữa có thể gặp phải trong quá trình chăm sóc con sau sinh!
Đón nhận bé
Trải qua 9 tháng 10 ngày mang bầu, đến khi vượt cạn thành công, con ra đời khoẻ mạnh, các mẹ sẽ cảm thấy như mình vừa trút được một gánh nặng to lớn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Xin chúc mừng mẹ đã hoàn thành xuất sắc chặng đầu tiên của hành trình làm mẹ. Hãy hít một hơi dài trước khi bước vào chặng tiếp theo mang tên “Chăm sóc con sau sinh”.
Cho dù trước khi sinh mẹ đã đọc rất nhiều những quyển sách hay tài liệu về việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy vậy, đến khi thật sự bế con trên tay, không ít mẹ cảm thấy thật lóng ngóng, vụng về.
Ngay từ lúc còn nằm ở bệnh viện, mẹ hãy tranh thủ hỏi các bác sĩ, điều dưỡng, thậm chí là các mẹ khác về kinh nghiệm chăm sóc con, cụ thể như là cách bế bé, cho bé bú thế nào là đúng, cách tắm cho bé sơ sinh mà không làm bé khóc, cách thay tã, cách hút hay bảo quản sữa mẹ….
>> Trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên
>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh và mẹ sau sinh
>> Lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ và sữa công thức
Những điều cơ bản cần nhớ khi chăm sóc bé sơ sinh
Dưới đây là những điều cơ bản mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc thiên thần nhỏ:
- Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi bế bé: Bé sơ sinh có hệ miễn dịch vô cùng non yếu. Vì thế mẹ hay bất cứ người nào trước khi bế bé đều phải rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Nâng đỡ đầu và cổ của bé một cách cẩn thận: Khi bế trẻ lên hoặc đặt trẻ xuống, mẹ lưu ý đặt tay phía sau gáy và nâng đầu, cổ của bé một cách thật cẩn thận.
- Không bao giờ được rung lắc trẻ: Việc rung lắc trẻ nhỏ có thể dẫn đến những tổn thương não thậm chí là tử vong. Do vậy, bất luận là chơi đùa hay dỗ bé ngủ cũng tuyệt đối không được rung lắc bé mẹ nhé!
- Không chơi đùa “thô bạo”: Bé còn quá nhỏ để chơi những trò như cù cưa trên chân hay bay bổng lên trời.
Giấc ngủ của bé
Phòng của bé nên sạch sẽ, thông thoáng và yên tĩnh để bé dễ ngủ. Mẹ và người thân trong gia đình nên hạn chế các tiếng động mạnh, tiếng cười nói, la hét, tiếng động cơ xe máy. Không nên mở Ti-vi hay mở nhạc quá to.
Phòng ngủ của bé nên sáng sủa, thoáng khí và yên tĩnh
Hầu hết thời gian các bé sơ sinh dành để ngủ. Bé có thể ngủ 16 tiếng 1 ngày hoặc có thể hơn. Bé trên 3 tháng tuổi có thể ngủ xuyên đêm, nhưng trong những tháng đầu, bé chỉ ngủ mỗi giấc tầm 2-3h đồng hồ và cần được đánh thức dậy để bú nếu bé ngủ suốt 4h không chịu dậy.
Thời điểm này, bé vẫn chưa quen với khái niệm ngày và đêm, vì thế có bé sẽ ngủ nhiều vào ban ngày còn đêm thì tỉnh như sáo. Mẹ hãy giúp bé điều chỉnh lại đồng hồ sinh học bằng cách mở đèn có ánh sáng yếu vào ban đêm, nói nhỏ tiếng với tông giọng thấp và kiên nhẫn đến khi bé tự cân bằng giờ giấc trở lại.
Khi bé ngủ, luôn đặt bé nằm ngửa để giảm nguy cơ bé bị SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Thường xuyên đổi tư thế cho đầu của bé, không để bé nằm nghiêng về bên nào quá lâu để tránh bị bẹo hay méo đầu vì lúc này đầu trẻ vẫn còn rất mềm.
>> Tìm hiểu nhu cầu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
>> Gợi ý thời gian biểu cho trẻ sơ sinh: Bé dưới 3 tháng tuổi
>> Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
>> Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS – Nguyên nhân và cách phòng tránh
Cho bé bú mẹ đúng cách
Mẹ nên cho bé bú những giọt vàng sữa non ngay khi bé ra đời, có thể cơ thể mẹ vẫn còn rất mệt mỏi nhưng bé sẽ bắt đầu đòi bú. Các bác sĩ, y tá hay nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn mẹ cách bế bé và cho bé bú đúng cách. Cho bú đúng cách mẹ sẽ không bị đau đầu ti. Nếu mẹ bị đau nghĩa là bé ngậm chưa đúng khớp.
Các nhân viên y tế ở khoa phụ sản sẽ giúp mẹ cho con bú đúng cách
Mẹ không nên xin sữa của bà mẹ khác cho con mình bú khi không biết rõ tình trạng sức khoẻ của mẹ kia vì có nhiều bệnh có thể lây qua sữa mẹ như nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B, C …
Sau những cữ bú đầu tiên, động tác nút của bé và sự phục hồi sức khỏe của mẹ sẽ gọi sữa về. Trẻ bú càng nhiều thì cơ thể mẹ càng tạo thêm nhiều sữa.
>> Tư thế cho con bú đúng cách
>> Mẹ đã cho con bú đúng cách chưa?
>> Bí quyết duy trì nguồn sữa mẹ hiệu quả
>> Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay
>> Bổ sung dinh dưỡng cho bé bú sữa mẹ đúng cách
>> Những vấn đề thường gặp phải khi mẹ cho con bú
>> Mẹo chữa đau đầu ti khi cho con bú
>> Cách chữa nứt cổ gà khi cho con bú
Số lần cho bé bú
Mẹ nên cho bé bú 8-12 lần/ ngày, mỗi lần 15-30 phút trong thời gian đầu. Mẹ không cần phải canh giờ để cho bú đâu, hãy cho bé tu ti bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói như là chóp chép miệng tìm ti mẹ hay quấy khóc. Bé bú đủ sẽ tăng cân đều và tè ướt 6-8 miếng tã/ngày.
Nếu bé ngủ quá nhiều thì nên đánh thức và cho trẻ bú mỗi 3 giờ. Nếu trẻ không bú 2 cữ hoặc phản xạ nút quá yếu hay trẻ hay nhợn ói … thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay.
>> Nuôi con bằng sữa mẹ – Bé sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?
>> Bé không chịu bú mẹ phải làm sao?
Nếu bé bú sữa công thức
Tuy sữa mẹ luôn được xem là tốt nhất cho bé thì việc cho bé bú mẹ hay bú sữa công thức là quyết định của mẹ dựa vào điều kiện, hoàn cảnh, sức khoẻ của mẹ…
Với các bé bú sữa công thức, mẹ sẽ dễ dàng biết được lượng bé bú một lần, một ngày là bao nhiêu. Hơn nữa, mẹ sẽ không phải kiêng khem ăn uống khổ sở như các mẹ cho con bú mẹ.
Mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát lượng sữa khi bé bú sữa công thức
Nếu cho bé bú bình mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo sữa được pha theo đúng công thức in trên hộp sữa.
- Bình sữa của bé luôn được tiệt trùng sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Cho bé bú mỗi 2-3h hoặc bất cứ lúc nào bé đói.
- sữa bé bú thừa không được để lại cho cử bú sau, bảo quản sữa thừa trong tủ lạnh không quá 1h.
- Sữa công thức có thể được bảo quản trong tủ lạnh 24h, cho bé bú sau khi đã làm ấm.
- Khi cho bé bú, bế bé nghiêng 1 góc 45 độ để hạn chế bé nuốt không khí, gây đầy hơi.
>> Chọn sữa công thức nào tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
>> Bí quyết chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh
>> Phân loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh
>> 9 lưu ý khi cho bé bú bình mẹ cần biết
>> Hướng dẫn cách pha sữa cho trẻ sơ sinh
>> Cách bảo quản sữa công thức cho trẻ sơ sinh
>> Những vấn đề thường gặp khi bé bú bình
Vỗ ợ cho bé sau khi cho bú
Bế bé ở tư thế đầu cao và vỗ lưng cho bé ợ hơi trong hoặc sau khi cho bú. Nên cho bé ợ hơi sau bú để tránh bé bị chướng hơi, khó chịu và nôn trớ.
Chú ý cho trẻ nằm đầu chếch khoảng 15 đến 30 độ khi bé ngủ sau cữ bú để tránh nguy cơ hít sặc khi bé nôn trớ. Nên tránh tư thế cho trẻ nằm sấp mà không theo dõi vì trẻ dễ có nguy cơ đột tử và cũng không nên để quá nhiều gối hay thú nhồi bông quanh trẻ vì dễ gây cho trẻ ngạt thở nếu các vật này đè vào mũi bé.
>> Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao?
>> Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa
Thay tã cho bé
Dù cho mẹ dùng tã vải hay tã giấy thì trung bình, mẹ sẽ phải thay tã cho bé 10 lần/ngày.
Trước khi thay tã, mẹ cần chuẩn bị: tã sạch, thuốc chống hăm tã, thau nước ấm, một chiếc khăn sạch hoặc bông gòn tiệt trùng.
Mẹ sẽ thành chuyên gia thay tã chuyên nghiệp chỉ sau 1 tháng sinh con
Khi lau rửa bộ phận sinh dục của bé gái, mẹ nhớ lau theo chiều từ trước ra sau để tránh cho bé bị nhiễm trùng tiểu. Nếu bé có dấu hiệu bị hăm tã, mẹ đừng quên bôi thuốc chống hăm cho bé.
Hăm tã hay còn gọi là ban tã sẽ khiến bé khó chịu, vì thế mẹ nên thường xuyên thay tã sạch cho bé để tránh tình trạng này. Nếu có thể, mẹ bỏ tã cho bé vài giờ mỗi ngày để mông bé được thoáng khí và khô ráo.
>> Bỉm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?
>> Kiểm tra và chuẩn bị vật dụng thay tã cho trẻ sơ sinh
>> Thay tã cho trẻ sơ sinh đúng cách
>> Chia sẻxoay quanh vấn đề hăm tã ở trẻ sơ sinh
>> Cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng nha đam, bằng cúc xu xi
Tắm cho bé sơ sinh
Tắm cho bé sơ sinh có lẽ là một trong những việc khiến những người lần đầu tiên làm mẹ bối rối nhất. Sau khi bé rụng rốn, mẹ nên tắm bé 2-3 lần/tuần. Trước khi tắm mẹ cũng cần chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng: Khăn tắm, xà bông dành cho bé sơ sinh, tã sạch,thau tắm, nước ấm… Phòng tắm cho bé nên là nơi kín gió, nhiệt độ phòng khoảng 28-30 độ.
Đầu tiên, bạn cần phải kiểm tra xem nước tắm cho em bé có quá nóng hay quá lạnh không. Kiểm tra bằng cách nhúng cùi chỏ vào nước, nếu cùi chỏ của bạn cảm thấy nóng nghĩa là cần pha thêm chút nước lạnh vào chậu tắm cho bé để giảm nhiệt độ nước đấy!
Nhẹ nhàng đặt bé vào chậu tắm, nâng đầu và cổ của bé bằng cánh tay của bạn và giữ lấy vai bé. Từ lúc bắt đầu tắm cho bé đến khi kết thúc, bạn cần nói chuyện liên tục với bé để bé cảm thấy an tâm khi ngâm mình trong chậu nước. Và tay còn lại bạn vẩy nước nhẹ lên khắp người bé.
>> Đồ dùng cần thiết khi tắm cho trẻ sơ sinh
>> Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết
>> Tắm cho em bé 0 -3 tháng tuổi
>> Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh đúng cách
Chăm sóc sức khoẻ cho bé
1. Cho bé nằm sấp
Người lớn thường nghĩ rằng bé nằm sấp sẽ khó thở, tức bụng nhưng sự thật là trẻ sơ sinh rất thích được nằm sấp. Ngay từ trong bụng mẹ, bé đã được rèn luyện kỹ năng này với sự hỗ trợ của nước ối và bánh nhau. Nằm sấp sẽ giúp chân tay con có thể khua khoắng, lớn hơn chút con trườn, choài, với, di chuyển, tập bò, chống tay… điều này hỗ trợ tối đa khả năng vận động của trẻ.
Thời điểm thích hợp để tập cho trẻ nằm sấp là 3-4 tuần sau sinh, và chỉ cho bé nằm sấp sau khi bé bú no ít nhất 1 tiếng mẹ nhé!
Trẻ sơ sinh rất thích được nằm sấp đấy mẹ ạ!
2. Chăm sóc rốn
Cuống rốn là một vết thương hở nên nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, đây là một tình trạng rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Rốn của bé sẽ thay đổi màu sắc từ xanh-> vàng-> nâu- > đen và rụng đi trong khoảng 2 tuần sau sinh.
Mẹ cần phải chăm sóc và theo dõi rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày và vệ sinh rốn theo qui trình sau:
- Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
- Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.
- Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không ?
- Lau rốn sạch bằng gòn và nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
- Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
- Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.
Đồng thời, mẹ hãy dõi và chăm sóc rốn hàng ngày, nếu phát hiện một trong các triệu chứng sau thì phải mang bé đi khám chuyên khoa ngay:
- Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc rốn có mủ.
- Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.
- Da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ.
- Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.
- Rốn chậm rụng sau 3 tuần.
Chú ý : Tuyệt đối không rắc kháng sinh hoặc bất kỳ một chất gì lên rốn mà không có chỉ định của bác sĩ.
>> Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh những ngày đầu
>> Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn
3. Dỗ dành khi bé khóc
Bé sơ sinh sẽ khóc khi đói, khi tã ướt, khi gắt ngủ và cũng có khi bé khóc không vì một nguyên nhân nào cả. Điều này sẽ khiến các mẹ lo lắng. Khi bé khóc, mẹ hãy thử kiểm tra xem tã của bé có bị ướt không, bé có đói không, có con côn trùng nào cắn bé không.
Nếu trời lạnh, hãy mặc thêm cho bé 1 lóp quần áo, ngược lại nếu thời tiết nóng bức hãy cho bé mặc ít lớp hơn hoặc không cần đắp chăn cho bé.
Bé sơ sinh thể hiện nhu cầu của mình bằng cách khóc
Đôi khi bé khóc vì muốn được bồng ẵm hoặc do có quá nhiều sự kích thích. Mẹ có thể bế bé lên đung đưa nhẹ nhàng và hát ru. Cho bé ngậm ti nếu bé vẫn khóc. Có thể bé sẽ tiếp tục khóc cho đến khi ngủ thiếp đi. Mẹ đừng quá lo, khi mẹ đã hiểu được bé thì sẽ “đọc” được nhu cầu qua tiếng khóc một cách dễ dàng hơn.
>> Những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc
>> Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc nhè nín ngay
4. “Chơi đùa” với bé sơ sinh
Trẻ sơ sinh đặc biệt yêu thích nghe giọng nói của mẹ, vì thế mẹ đừng ngại trò chuyện với bé cho dù lúc này bé vẫn chưa hiểu gì. Theo giáo sư Glenn Doman, kỹ năng ngôn ngữ một phần được xây dựng từ việc nghe người khác nói chuyện và sự thật là trẻ sơ sinh rất thích trò chuyện với người khác.
Mẹ có thể bắt đầu trò chuyện với bé bằng cách chào bé, hỏi những vấn đề đơn giản như bé ngủ có ngon giấc không, ăn đã no chưa…
Bật một bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, trữ tình để không làm bé giật mình hoặc hoảng sợ. Mẹ hãy bế hoặc ôm bé rồi chậm rãi nhảy theo điệu nhạc, vừa nhảy vừa nhìn và cười với bé. Chắc chắn bé sẽ rất thích đấy!
>> Giúp bé 0 -3 tháng tuổi làm quen với thế giới của bé
>> Giúp bé 0 -3 tháng tuổi vui chơi trong nôi em bé
Thỉnh thoảng, hãy cùng bé ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành. Điều này không chỉ tốt cho bé mà cho cả sức khoẻ của mẹ nữa. Khi bé còn nhỏ có thể dùng xe đẩy và để mặt bé hướng ra bên ngoài. Bé cũng yêu thích được da tiếp da với mẹ, được tắm và massage nhẹ nhàng nữa đấy mẹ ạ.
>> Cùng bé đi chơi công viên lần đầu tiên
>> Bỏ túi những món đồ dùng cho bé khi ra ngoài
5. Khám sức khoẻ cho bé sơ sinh
Đa số trẻ sơ sinh đều có biểu hiện vàng da sau khi sinh. Do vậy, phòng của bé nên có đầy đủ ánh sáng để mẹ dễ theo dõi mức độ vàng da của bé.
Nếu trẻ bị vàng da bệnh lý sẽ để lại di chứng chậm phát triển trí tuệ sau này. Khi bé có một trong các triệu chứng sau đây, mẹ đưa bé đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt:
- Vàng da xuất hiện sớm trước 24 giờ sau khi si
- Vàng da tăng nhanh, vàng da lan đến vùng bụng dưới, vùng đùi.
- Vàng da kéo dài quá 10 ngày ở trẻ đủ tháng và quá 14 ngày ở trẻ non tháng.
- Vàng da có kèm các triệu chứng bất thường khác: trẻ bú yếu đi, ngủ nhiều, lừ đừ, ói ọc hoặc quấy khóc bức rứt hoặc trẻ có vẻ “không được khỏe”.
>> Dấu hiệu và triệu chứng trẻ sơ sinh bị vàng da
>> Mẹ cần biết gì về hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh
>> Vàng da ở trẻ sơ sinh điều trị thế nào
Thông thường, mọi trẻ sơ sinh đều cần được tái khám khi bé đầy tháng để theo dõi mức độ phát triển của bé và tiêm chủng. Các cơ sở y tế sẽ hướng dẫn cho mẹ lịch chủng ngừa chi tiết.
Tiêm phòng cho bé sơ sinh
>> 18 bệnh dịch cần tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
>> Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo Unicef
>> Lịch tiêm chủng cho trẻ em theo tiêm chủng dịch vụ 2016
>> 10 điều bố mẹ cần biết khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
>> Hỏi đáp nhanh về tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trong những trường hợp sau, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay:
- Bé bị mất nước: bé tè ít hơn ba tã ướt mỗi ngày, buồn ngủ quá mức, khô miệng
- Phân không bình thường: bé không ị trong 2 ngày đầu tiên, có chất nhầy màu trắng, đốm hay vệt đỏ trong phân, bé sốt hoặc lạnh.
- Các vấn đề về hô hấp: bé thở nhanh, có tiếng rên hoặc khò khè, ngực lõm vào
- Vấn đề dây rốn: rốn có mủ, mùi hôi, hoặc chảy máu từ gốc rốn
- Bé khóc kéo dài trong hơn ba mươi phút.
- Các bệnh khác: ho dai dẳng, tiêu chảy, xanh xao, nôn nhiều trong hơn hai lần ăn liên tiếp, bú ít hơn 6 lần mỗi ngày.
>> Sức khỏe trẻ sơ sinh trong những tuần đầu tiên
>> Màu phân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói lên điều gì?
>> Đoán bệnh qua màu sắc nước tiểu và phân của trẻ sơ sinh
>> Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ… chớ coi thường!
>> Bệnh lao và vacxin tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
>> Tìm hiểu về bệnh viêm gan B và vắc xin viêm gan B